Bỏ bữa sáng tăng gấp đôi nguy cơ xơ vữa động mạnh
Những người bỏ ăn sáng hoặc ăn sáng nghèo nàn sẽ tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch, một căn bệnh có thể dẫn tới căn bệnh tim nguy hiểm. Đây là kết quả của các nhà khoa học Mỹ được đăng trên Journal of the Americal College of Cardiology ngày 2/10.
Nghiên cứu tiến hành trên 4.000 nhân viên văn phòng tuổi trung niên ở Tây Ban Nha trong 6 năm. Trong nghiên cứu này, 1 trong 4 người ăn bữa sáng năng lượng cao, gồm 20% hoặc nhiều hơn năng lượng trong ngày, 70% số người ăn bữa sáng ít năng lượng, chiếm từ 5 đến 20% năng lượng trong ngày, và 3% số người cho biết họ bỏ hoàn toàn bữa sàng hoặc ăn rất ít.
Nhóm này có xu hướng có những thói quen ăn uống không lành mạnh và thường có nhiều hơn các yếu tố dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu dùng công nghệ siêu âm để quét những người tham gia nghiên cứu để tìm dấu hiệu mỡ lắng đọng trong động mạch, một bằng chứng của bệnh tim mạch.
Bỏ ăn sáng hoặc ăn sáng nghèo nàn sẽ tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Họ thấy rằng những người ăn ít hơn 5% năng lượng được khuyến cáo cho mình trong bữa sáng có trung bình gấp đôi lượng mỡ tích tụ trong động mạch so với những người ăn bữa sáng giàu lượng cao. Những người bỏ bữa sáng cũng có vòng eo lớn, chỉ số trọng lượng cơ thể cao, huyết áp cao, mỡ máu cao và mức đường tăng nhanh. Nguy cơ cao xơ vữa động mạch ở những người bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng ít dường như không phụ thuộc vào các yếu tố khác như hút thuốc, lượng cholesterol cao và ít hoạt động thể chất.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy ăn một bữa sáng đầy đủ có lợi cho sức khỏe tốt, gồm cả cân nặng thấp, nguy cơ thấp trong các vấn đề như cholesterol, huyết áp và tiểu đường.
Theo Giáo sư Prakash Deedwania tại trường Đại học California, San Francisco, nghiên cứu đưa ra nhiều bằng chứng hơn rằng bỏ bữa sáng có thể gây hại cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tim mạch, một căn bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 đã có 17,7 triệu người tử vong vì căn bệnh này.