Bộ đồ ăn dùng một lần làm từ bã mía

Các nhà khoa học tìm ra cách biến chất thải thực phẩm thành đồ dùng một lần thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sau 60 ngày.

Bộ đồ ăn làm từ bã mía và tre, do các nhà khoa học từ Đại học Northeastern của Mỹ phát triển, hứa hẹn có thể thay thế cốc và hộp nhựa dùng một lần đang gây ô nhiễm hiện nay. Không giống như nhựa polymer truyền thống mất hàng trăm năm để phân hủy, vật liệu từ chất thải công nghiệp thực phẩm rất thân thiện với môi trường khi chỉ cần 60 ngày để phân hủy hoàn toàn và không giải phóng hóa chất độc hại.

"Lần đầu tiên tới Mỹ vào năm 2007, tôi đã bị sốc bởi sự phổ biến của những chiếc hộp nhựa dùng một lần trong siêu thị. Chúng giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhưng mặt khác lại gây áp lực lên môi trường. Tôi tự đặt câu hỏi chúng ta có thể sử dụng một loại vật liệu khác bền vững hơn hay không", tác giả chính của nghiên cứu Hongli Zhu chia sẻ về nguồn cảm hứng để tạo nên bộ sản phẩm từ bã mía.

Bộ đồ ăn dùng một lần làm từ bã mía
Quá trình phân hủy của một chiếc cốc làm từ bã mía và sợi tre. (Ảnh: Hongli Zhu).

Bã mía là một trong những phế phẩm lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm. Zhu cùng các cộng sự đã tìm ra cách kết hợp bã mía với các sợi tre dài và mỏng để tạo nên một cấu trúc dạng lưới có độ bền cơ học cao và đủ chặt chẽ để giữ được chất lỏng như nước. Vật liệu từ chất thải thực phẩm này bắt đầu phân hủy trong điều kiện thường sau 30 - 45 ngày và có thể biến mất hoàn toàn sau 60 ngày nếu chôn trong đất.

"Sản xuất hộp đựng thực phẩm là một thách thức. Nó cần nhiều hơn là khả năng phân hủy sinh học. Một mặt, chúng ta cần sử dụng vật liệu an toàn cho thực phẩm. Mặt khác, nó cần có độ bền cơ học tốt, chịu được nước và nhiệt độ cao, để đựng thức ăn hoặc cà phê nóng hổi", Zhu nói thêm.

Để tăng cường khả năng chống thấm nước và dầu ăn, nhóm nghiên cứu đã thêm alkyl ketene dimer (AKD) vào hỗn hợp sợi tre và bã mía. Đây là một loại hóa chất thân thiện với môi trường được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Trong bài đăng trên tạp chí Matter hôm 12/11, Zhu nhấn mạnh thêm rằng bộ sản phẩm mà họ đang phát triển còn giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Cụ thể, quy trình sản xuất bộ đồ ăn từ bã mía phát thải CO2 ít hơn 97% so với các sản phẩm nhựa bán sẵn trên thị trường và ít hơn 65% so với các sản phẩm từ giấy và nhựa phân hủy sinh học.

Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu muốn tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí xuống thấp hơn nữa. Hiện tại, giá thành của cốc làm từ vật liệu bã mía vào khoảng 2.333 USD/tấn, cao hơn một chút so với nhựa truyền thống (2.177 USD/tấn) nhưng thấp hơn một nửa so với nhựa phân hủy sinh học (4.750 USD/tấn).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì tạo ra

Điều gì tạo ra "mùa bão phá mọi kỷ lục" ở Đại Tây Dương?

Mặc dù số các cơn bão ở Đại Tây Dương không gia tăng quá lớn, nhưng cường độ, tốc độ gió và lượng mưa mà chúng gây ra lại ở mức chưa từng ghi nhận trước đây.

Đăng ngày: 16/11/2020
Bão Vamco đổ bộ vào miền Trung

Bão Vamco đổ bộ vào miền Trung

Bão số 13 (Vamco) đã tiến vào vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với sức gió mạnh cấp 8-9. Các tỉnh Trung Trung Bộ đang có mưa lớn.

Đăng ngày: 15/11/2020
Bão số 13 Vamco sẽ đổ bộ miền Trung ngày 15/11

Bão số 13 Vamco sẽ đổ bộ miền Trung ngày 15/11

Khi đến vùng biển Quảng Bình - Quảng Nam, bão có sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Hình thái này sẽ đổ bộ đất liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế ngày 15/11.

Đăng ngày: 13/11/2020
Cơn bão số 13 Vamco đã đi vào biển Đông, gió mạnh cấp 12, giật cấp 15

Cơn bão số 13 Vamco đã đi vào biển Đông, gió mạnh cấp 12, giật cấp 15

Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông Đông Nam

Đăng ngày: 12/11/2020
Bão Vamco mạnh cấp 14 trước khi vào biển Đông

Bão Vamco mạnh cấp 14 trước khi vào biển Đông

Rạng sáng 12/11, tâm bão nằm trên vùng biển phía đông nam đảo Luzon (Philippines) với sức gió mạnh nhất 13-14, giật cấp 16, sau đó quét thẳng qua Philippines để vào biển Đông.

Đăng ngày: 11/11/2020
Báo động tình trạng sông băng tan chảy tại dãy Kỳ Liên Sơn (Trung Quốc)

Báo động tình trạng sông băng tan chảy tại dãy Kỳ Liên Sơn (Trung Quốc)

Các sông băng trên dãy Kỳ Liên Sơn của Trung Quốc đang biến mất với tốc độ nhanh trong khi tình trạng Trái Đất ấm lên dẫn đến sự thay đổi khó lường.

Đăng ngày: 11/11/2020
Bão số 13 giật cấp 15 có tên quốc tế Vamco đang vào biển Đông

Bão số 13 giật cấp 15 có tên quốc tế Vamco đang vào biển Đông

Trưa nay, 10/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát tin đầu tiên về bão Vamco, đây là cơn bão mạnh, khả năng sẽ ảnh hưởng vào miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 10/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News