Bộ đồ bảo hộ không gian của NASA có giá bao nhiêu?
Siêu xe Bugatti Veyron vẫn còn quá rẻ khi so với bộ đồ của các phi hành gia.
Choáng với giá trị bộ đồ của các phi hành gia NASA
Bugatti Veyron, một trong những chiếc siêu xe đắt nhất hiện nay, được trang bị động cơ 1.001 mã lực với 16 xi-lanh. Siêu xe Bugatti Veyron có thể đạt tốc độ tối đa hơn 400km/h, đồng thời nó có thể duy trì tốc độ này trong 12 phút. Chiếc xe này có khả năng tăng tốc vượt trội, nó có thể tăng từ 0 đến 96km/h chỉ với 2,5 giây và mỗi chiếc xe xuất xưởng có giá lên tới 1,4 triệu USD - rất đắt, nhưng số tiền này chưa đủ để mua một bộ đồ bảo hộ không gian của NASA.
Siêu xe triệu đô - Bugatti Veyron.
Thật vậy, Jonathan Miller - kỹ sư của NASA làm việc tại trung tâm vũ trụ Johnson - cho biết những bộ đồ bảo hộ không gian không phải là những thứ có thể thương mại hóa nên không thể định giá theo cách thông thường mà phải tính ngay từ những công đoạn nghiên cứu cũng như thử nghiệm để làm ra một phiên bản chuẩn trước khi có thể được sản xuất thêm các phiên bản copy khác.
Thông thường, các dự án nghiên cứu và thiết kế các mẫu đồ bảo hộ không gian mới của NASA có chi phí lên tới hàng trăm triệu USD, điển hình như ngày 11/6/2008, NASA đã ký hợp đồng thiết kế đồ bảo hộ không gian có trị giá 758 triệu USD với công ty Oceaneering International.
Mặc bộ đồ 12 triệu USD thì chắc chắn là chuẩn men, chuẩn đẹp trai rồi.
Đó là chi phí để tạo ra những nguyên mẫu, còn đối với những phiên bản sản xuất số lượng lớn (phiên bản copy của phiên bản gốc) thì giá thành của chúng cũng không hề rẻ. Ví dụ như bộ đồ bảo hộ không gian đầu tiên của NASA là Navy Mark IV, được sử dụng cho dự án Mercury, có giá thành lúc đó là khoảng 2 triệu USD. Trong khi đó, bộ đồ bảo hộ không gian thông dụng hiện nay là mẫu EMU North Dakota có giá thành khoảng 12 triệu USD một bộ, tức là nó đắt gấp gần 10 lần một chiếc Bugatti Veyron.
Vậy nếu một đại gia nào đó mua một chiếc siêu xe này thì đừng lấy làm ngạc nhiên về giá của nó, hãy để dành mọi sự chú ý cho ai đó mua về một bộ đồ bảo hộ không gian chính hiệu của NASA.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
