Bộ đôi drone và robot tự động làm sạch pin mặt trời

Công ty Bỉ chế tạo hệ thống làm sạch pin mặt trời, theo đó drone 6 cánh quạt sẽ mang robot lau dọn lên mái nhà để làm nhiệm vụ.

Để duy trì hiệu quả cao nhất, pin mặt trời phải thường xuyên được làm sạch bụi và các chất bẩn tích tụ khác. Tuy nhiên, nhiều tấm pin lắp đặt ở vị trí khó tiếp cận nên việc làm sạch chúng cũng không đơn giản. Một giải pháp là dùng drone phun nước xà phòng lên những tấm pin mặt trời bị bẩn. Tuy nhiên, các drone này thường hết pin khá nhanh. Ngoài ra, chúng cũng không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt pin nên có thể không rửa sạch hoàn toàn bụi bẩn.

Nhằm giải quyết vấn đề này, startup ART Robotics (Bỉ), phát triển hệ thống Helios gồm một drone 6 cánh quạt bay trên không và một robot di chuyển trên bề mặt pin mặt trời, New Atlas hôm 4/3 đưa tin. Helios phù hợp với những hệ thống pin mặt trời nhỏ lắp đặt trên mái nhà.

Bộ đôi drone và robot tự động làm sạch pin mặt trời
 Helios phù hợp với những hệ thống pin mặt trời nhỏ lắp đặt trên mái nhà.

Đầu tiên, drone sẽ mang theo robot bay lên mái nhà. Tiếp theo, nó xác định vị trí của pin mặt trời nhờ hệ thống thị giác máy tính, bay tới và đặt robot lên đó. Drone quay trở lại điểm cất cánh ban đầu và đáp xuống, trong khi robot di chuyển qua lại trên các tấm pin để lau dọn. Robot có thể dễ dàng đi qua các tấm pin đặt cạnh nhau, làm sạch chúng bằng bàn chải và máy hút bụi.

Sau khi hoàn thành công việc, robot sẽ truyền tín hiệu không dây đến drone. Drone bay lên mái nhà, đón robot và mang nó trở lại mặt đất. Toàn bộ quá trình này được thực hiện một cách tự động, nhưng người vận hành sẽ vẫn có mặt để giám sát và điều khiển bằng tay nếu cần.

ART Robotics đã chế tạo thành công nguyên mẫu của hệ thống Helios, có thể hoạt động với đầy đủ chức năng. Hãng này đang tiến hành gây quỹ cộng đồng trên trang Kickstarter để phục vụ cho việc phát triển thương mại. Thay vì bán drone và robot, ART Robotics sẽ cung cấp các gói dịch vụ làm sạch pin mặt trời tại Bỉ. Chi phí làm sạch 20 tấm pin dự kiến khoảng 166 USD.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ tử cung nhân tạo của Nhật Bản đã nuôi được phôi thai cá mập cho tới khi chào đời

Công nghệ tử cung nhân tạo của Nhật Bản đã nuôi được phôi thai cá mập cho tới khi chào đời

Sau khi phát hiện một con cá mập mẹ đã chết, trong bụng vẫn có 6 phôi thai còn sống, các nhà khoa học Nhật Bản đã quyết định nuôi chúng bằng công nghệ tử cung nhân tạo mà họ đang phát triển.

Đăng ngày: 07/03/2022
Thử nghiệm turbine gió ở bể băng trong nhà lớn nhất thế giới

Thử nghiệm turbine gió ở bể băng trong nhà lớn nhất thế giới

Thử nghiệm mô hình turbine gió tại Bể Băng Aalto mang lại thông tin giá trị để xây trang trại điện gió ở vùng nước lạnh trong tương lai.

Đăng ngày: 07/03/2022
Công nghệ mới rút ngắn thời gian ủ rượu bạch tửu của Trung Quốc

Công nghệ mới rút ngắn thời gian ủ rượu bạch tửu của Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng vi sóng để giảm thời gian ủ rượu bạch tửu truyền thống từ vài năm xuống còn 45 phút.

Đăng ngày: 01/03/2022
Ra mắt drone thủy lực đầu tiên trên thế giới

Ra mắt drone thủy lực đầu tiên trên thế giới

Mẫu drone nhiều cánh vận hành bằng hệ thống thủy lực của công ty Flowcopter có tầm hoạt động 900km và sức chở 150kg hàng hóa.

Đăng ngày: 28/02/2022
Nghiên cứu mới tạo ra loại kính hoạt tính sinh học diệt khuẩn tốt gấp 100 lần

Nghiên cứu mới tạo ra loại kính hoạt tính sinh học diệt khuẩn tốt gấp 100 lần

Thông qua thay đổi thành phần cấu tạo, một nhóm nhà nghiên cứu tạo ra loại kính hoạt tính sinh học hiệu quả vượt trội trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Đăng ngày: 28/02/2022
Lớp màng giống da cá mập giúp máy bay tiết kiệm nhiên liệu

Lớp màng giống da cá mập giúp máy bay tiết kiệm nhiên liệu

Hãng Lufthansa và công ty BASF phát triển màng nhám AeroShark giúp giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và giảm khí thải cho mọi máy bay.

Đăng ngày: 26/02/2022
Xuất xưởng turbine gió chống siêu bão lớn nhất châu Á

Xuất xưởng turbine gió chống siêu bão lớn nhất châu Á

Trung Quốc đã hoàn thành sản xuất turbine gió ngoài khơi công suất trên 10 MW đầu tiên có khả năng chống bão với sức gió lên tới 277 km/h.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News