Bộ giáp người sắt thế hệ mới
Phiên bản thực tế của áo giáp người sắt. (Ảnh: Raytheon Co).
Có tên gọi Exoskeleton (XOS2), bộ giáp robot nhẹ hơn, nhanh hơn và mạnh hơn phiên bản đầu, nhưng lại chỉ sử dụng 50% năng lượng so với XOS1. Thiết kế nâng cao của nó cho phép bộ giáp có sức chịu đựng bền bỉ hơn trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Raytheon đang nghiên cứu một loại giáp robot có khả năng vượt qua những thách thức lớn trong công tác vận chuyển. XOS2 đảm nhận công việc này, giảm bớt tình trạng căng cơ và dùng sức quá nhiều của con người. Nó còn giúp công việc hoàn thành nhanh hơn, vì một người trong bộ giáp robot có thể làm tốt công việc của 2 - 3 binh sĩ. Việc triển khai những thiết bị trợ giúp này cho phép tái điều động nhân lực trong quân đội sang những nhiệm vụ có tính chiến lược hơn.
"XOS1 chỉ thuần túy là khái niệm được chứng thực", TechNewsDaily dẫn lời Fraser Smith, chịu trách nhiệm về mặt sản xuất của Raytheon. Với XOS2, công ty này nhắm đến sự tiêu thụ năng lượng và làm sao tận dụng được thủy lực một cách hiệu quả. Bộ giáp là sự kết hợp các cấu trúc, cảm biến, thiết bị kích hoạt và kiểm soát, với năng lượng từ thủy lực áp suất cao.
Nó cho phép người mặc dễ dàng nâng một vật nặng 90 kg khoảng vài trăm lần, hoặc đấm liên tục làm lún gỗ khoảng 8 cm. Bên cạnh đó, dù bề ngoài có về cồng kềnh với đủ loại dây nhợ rối rắm, XOS2 vẫn có thể cử động một cách nhẹ nhàng, mềm mại đủ để cho phép người mặc đá được bóng, đấm vào vật di động nhanh hoặc leo cầu thang, đi xuống dốc mà không có trở ngại gì.
Dự kiến bộ giáp robot sẽ chính thức được đưa vào sử dụng trong khoảng 5 năm nữa.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
