Bọ ngựa đực bị nhai đầu sau khi "yêu", nhưng chúng không khổ như bạn tưởng

Nếu bạn thấy bọ ngựa đực thật tội nghiệp thì cơ hội là bạn nên nghĩ lại đi, vì dường như chúng thực sự "muốn" bị ăn.

Từ trước đến nay, nhiều người đã tin rằng bọ ngựa đực là một trong những sinh vật đau khổ nhất Trái đất này.

Không khổ sao được! Chúng sinh ra và lớn lên là thân sâu bọ, đến tuổi lấy vợ đẻ con thì bị chính người bạn đời nhai đầu chỉ sau đúng một lần... lên đỉnh. Đáng tội nghiệp quá đi chứ.

Bọ ngựa đực bị nhai đầu sau khi yêu, nhưng chúng không khổ như bạn tưởng
Bọ ngựa cái nhai đầu con đực sau khi "yêu".

Có điều, theo một nghiên cứu mới đây thì có lẽ chúng không khổ như chúng ta tưởng đâu. Cụ thể hơn, nghiên cứu đăng trên Kỷ yếu của Hội Hoàng Gia (Anh) đã chỉ ra rằng bọ ngựa đực thực sự "muốn" bị ăn, vì đó là cách chúng hi sinh thân xác cho những thế hệ sau.

Trước kia, chúng ta thường cho rằng bọ ngựa cái ăn con đực là để bổ sung năng lượng khi đẻ trứng. Tuy nhiên, các thí nghiệm lại chỉ ra rằng phần lớn dinh dưỡng không hề được con cái hấp thụ, mà đi thẳng vào trứng.

Bọ ngựa đực bị nhai đầu sau khi yêu, nhưng chúng không khổ như bạn tưởng
Theo một nghiên cứu mới đây thì có lẽ chúng không khổ như chúng ta tưởng đâu.

Để kiểm chứng, các chuyên gia thử nghiệm với một nhóm bọ ngựa. Ngay sau khi ân ái, chỉ một nửa số bọ ngựa đực được giải cứu, một nửa còn lại thì bị ăn thịt luôn và ngay.

Khi theo dõi các bức xạ protein bên trong cơ thể con cái, các chuyên gia nhận thấy phần lớn chất dinh dưỡng đã đi vào trứng, và những con cái được ăn thịt bạn đời có số lượng trứng nhiều hơn hẳn.

Các chuyên gia cho biết bọ ngựa cái khi không được ăn thịt có số lượng trứng trung bình là 258 trứng, trong khi nếu ăn, chúng đẻ thêm 50,9 trứng nữa.

Bọ ngựa đực bị nhai đầu sau khi yêu, nhưng chúng không khổ như bạn tưởng
Xong việc rồi đi đi...

Chính vì thế, trong những thời điểm tỉ lệ thụ tinh thấp, cơ hội để có thêm 50 - 60 trứng hoàn toàn đáng để đánh đổi, kể cả khi thứ phải đánh đổi là sinh mạng của con đực.

Nhưng tất nhiên, khi con đực còn sống, chúng có thể tiếp tục sản sinh thế hệ sau. Đó cũng chính là lý do một số loài bọ ngựa sống rất hạnh phúc bên nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News