Bồi hồi khi xem lại những khoảnh khắc xúc động trong lịch sử
Gần đây, người dùng mạng đã phát hiện ra một trang Twitter rất thú vị là @histrorymoment.
Đúng như cái tên, trang này chia sẻ những hình ảnh và câu nói thú vị đã đi vào lịch sử. Đây không hẳn là nơi để mọi người níu giữ những điều đã qua, mà là nơi tập hợp những bức ảnh cho thấy rằng: Tình yêu, sự tử tế và lòng chân thành luôn bất biến theo thời gian.
Năm 1929, một cậu bé hồi hộp mong chờ món quà sinh nhật của mình - một chú cún!
Bức ảnh cuối cùng của Hachiko - Chú chó đợi chờ. Cuối cùng sau 9 năm mong ngóng chủ nhân của mình, Hachiko cũng rời xa trong sự tiếc thương của mọi người.
Khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc khi cậu bé mồ côi nhận được đôi giày mới, năm 1944.
Nghệ sĩ trumpet Louis Armstrong tấu một bản nhạc cho vợ mình ở kim tự tháp Giza, Ai Cập.
Cô bé người Eskimo bên người bạn trung thành của mình - một chú chó husky. Ảnh chụp khoảng những năm 1920. Ánh mắt của họ thật trong trẻo, dịu dàng nhưng cũng có vẻ ngoan cường tại vùng Bắc Cực lạnh giá.
Một chú cừu sơ sinh ngủ ngon lành bên cạnh cậu bé, năm 1940.
Tụi mèo đang mong chờ các ngư dân trở về (và mang theo cá tươi)! Ảnh chụp tại một hòn đảo của Hi Lạp năm 1970. Hi Lạp nổi tiếng là có nhiều mèo hoang được chính phủ và tổ chức động vật bảo vệ. Thời tiết ấm áp, thức ăn dồi dào và ít bị... triệt sản - đó là những lí do khiến "đội quân mèo" ở Hi Lạp phát triển hùng hậu, mà hầu hết bọn chúng đều thương mấy bác đánh cá lắm!
Marilyn Monroe khi không trang điểm, năm 1955.
Thời không có smartphone... Từ những năm 1940 đến 1980 ở phương Tây là "thời hoàng kim của các nhà báo và những ông trùm truyền thông". Tuy vậy thời kì vàng son cùng những đặc quyền ấy chỉ dành cho một nhóm người nhất định. Phụ nữ và các cộng đồng yếu thế trong xã hội ít khi được ca ngợi trên mặt báo hay tham gia làm báo.
Hai người bạn trên chiếc xe đạp đôi, khoảng những năm 1890. Charles B. Tripp là một nghệ sĩ người Mỹ gốc Canada. Thời chưa có nhiều thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật, Charles vẫn cố gắng tự làm mọi công việc trong đời sống thường nhật, còn chiếm được lòng yêu mến của khán giả Mỹ qua các tiết mục trình diễn và được gọi là "kỳ quan không tay". Trong khi đó, Eli Bowen - nghệ sĩ nhào lộn - được gọi là "kỳ quan không chân" của nước Mỹ. Bức ảnh trên đây chụp lại 2 biểu tượng của lòng nghị lực cùng nhau điều khiển chiếc xe đạp đôi.