Bối rối trước hành vi "tắm kiến" kỳ quặc của loài quạ
Phủ kiến lên khắp cơ thể, một hành vi kỳ lạ và bí ẩn ở quạ, lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia.
Nhiếp ảnh gia Tony Austin bắt gặp một đàn quạ đáp xuống cách mình hơn 10 m khi đi dạo trong khu bảo tồn thiên nhiên ở British Columbia, Canada, Smithsonian hôm 12/6 đưa tin. Khi một con quạ bắt đầu lăn lộn trong bụi và sỏi, Austin giơ máy ảnh lên chụp. Nó đập cánh trên mặt đất, nhảy vào bụi cây ven đường, sau đó quay ra rồi lặp lại quá trình này.
Quạ phủ kiến lên khắp cơ thể. (Ảnh: Tony Austin).
Sau khi xem kỹ những bức ảnh, Austin nhận ra nó không phải chỉ tắm bụi. Thân và cánh của con quạ phủ đầy kiến đen. Những con quạ khác chỉ đi lại xung quanh và quan sát nó. Chúng tỏ ra khá hứng thú với cảnh tượng này và có vẻ không lo sợ gì, Austin nhận xét.
Austin chia sẻ các bức ảnh với một nhóm quan sát chim trên mạng xã hội và nhận được câu trả lời rằng quạ đang "tắm kiến", nghĩa là chủ động dùng kiến phủ lên cơ thể. "Có vẻ không ai thực sự rõ tại sao chúng làm vậy. Hành vi này rất bí ẩn và cũng vô cùng thú vị", anh nói.
Hơn 200 loài chim có hành vi tắm kiến. Chúng sẽ đập cánh trên mặt đất và gom lấy côn trùng, thường là kiến. Tuy nhiên, giới chuyên gia rất hiếm khi chụp ảnh được hành vi này. Các nhà điểu học biết đến tắm kiến từ khoảng những năm 1830, và đưa ra một số giả thuyết về lý do chim muốn lấy côn trùng phủ lên lông. Có thể chúng dùng kiến để làm dịu da trong quá trình thay lông, hoặc muốn kích thích kiến tiết ra axit formic giúp xua đuổi côn trùng gây hại.
Quạ có nhiều hành vi kỳ lạ và ấn tượng mà giới nghiên cứu muốn tìm hiểu. Chúng có thể giải đố, ví dụ, làm dâng nước trong ống thủy tinh bằng cách bỏ thêm đồ vật, thậm chí được huấn luyện để vứt rác. Quạ thường tránh né và phát tín hiệu cảnh báo với những con quạ khác khi thấy xác đồng loại. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng ghi nhận một số trường hợp quạ tìm cách giao phối với cá thể đã chết.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến hành vi tắm kiến vẫn là một bí ẩn. Theo nghiên cứu trên tạp chí Northwestern Naturalist năm 2015, chim có thể tắm kiến vì các lý do khác nhau, tùy từng trường hợp. "Tôi nghĩ chưa ai từng thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về hành vi này. Tôi cho rằng chúng ta chưa có được câu trả lời đầy đủ. Nhưng đến cuối cùng, kiến cũng sẽ trở thành thức ăn", David Bird, nhà sinh vật tại Đại học McGill, chia sẻ.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
