Bóng hạt giống giúp hồi sinh rừng bị tàn phá
Phương pháp trồng cây sáng tạo bằng bóng hạt giống đang giúp phục hồi những cánh rừng ở Kenya, cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã.
Bóng hạt giống là ý tưởng của doanh nhân người Kenya Teddy Kinyanjui để phục hồi những cánh rừng bị tàn phá trên thế giới. Công ty Seedballs do ông sáng lập hiện bán hạt giống của 14 loại cây rừng bản địa khác nhau. Không chỉ Kenya, nhiều quốc gia như Colombia, Malawi, Ấn Độ và Thái Lan cũng đang thử nghiệm phương pháp trông cây đơn giản mà hiệu quả này.
Nhân viên kiểm lẩm gieo bóng hạt giống để phục hồi rừng ở Kenya. (Video: AFP).
"Trong tự nhiên, nếu bạn ném hạt trần xuống đất, nhiều hạt có thể bị chuột, chim và côn trùng ăn. Vì vậy, chúng tôi bọc chúng bên trong bột than củi. Lớp vỏ bọc cũng bảo vệ hạt giống khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, do đó, bạn có thể rắc chúng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Khi mùa mưa đến và rửa trôi bụi than, hạt giống trở lại trạng thái tự nhiên và bắt đầu nảy mầm, phát triển", Kinyanjui giải thích.
Tháng trước, các nhân viên kiểm lâm tuần tra Khu bảo tồn Quốc gia Mara ở tây nam Kenya để theo dõi hoạt động bất hợp pháp của con người. Họ phát hiện một khu vực bị lâm tặc tàn phá trong cánh rừng Nyakweri và liền lấy ra những viên tròn nhỏ màu đen để rắc xung quanh chỗ đất trống.
Thoạt nhìn, nhiều người có thể nhầm lẫn những viên đen tròn này với chất thải của động vật, nhưng trên thực tế, chúng là hạt giống được bao bọc bên trong hỗn hợp bột than củi trộn với các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển.
"Chúng tôi ném "bóng hạt giống" ở những nơi cây cối bị đốn hạ. Chúng tôi hy vọng những cây mới sẽ mọc lên tại đó bởi động vật hoang dã, đặc biệt là voi, cần rừng để kiếm thức ăn và sinh sống", kiểm lâm viên Jackson Maitai từ Dự án Bảo tồn Voi Mara chia sẻ.
Đây là hạt giống được bao bọc bên trong hỗn hợp bột than củi trộn với các chất dinh dưỡng.
Nạn phá rừng trái phép đã làm mất hơn một nửa diện tích rừng Nyakweri trong 20 năm qua, chủ yếu để lấy đất trồng đồng cỏ và hoa màu, hoặc khai thác than củi. Bộ Môi trường Kenya cho biết trong một tuyên bố vào năm 2018 rằng những cánh rừng tự nhiên của nước này đang bị tàn phá với tốc độ 5.000 ha mỗi năm.
Các nhân viên kiểm lâm đã gieo hàng loạt hạt giống trong ba năm qua để cố gắng phục hồi phần rừng đã mất. Rừng không chỉ cung cấp môi trường sống cho các loài động thực vật, mà còn đóng vai trò là lá phổi xanh và hàng rào tự nhiên để chống xói mòn, lũ lụt và sa mạc hóa.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
