Bọt biển - Nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương

Khám phá của các nhà khoa học cho thấy bọt biển có thể giúp đo nhiệt độ dưới đại dương.

Tình trạng ấm lên toàn cầu là vấn đề gây lo ngại với toàn thế giới. Mới đây, các nhà khoa học quốc tế lại có thêm một nghiên cứu chấn động về vấn đề này. Đó là hiện tượng biến đổi khí hậu do con người gây ra có thể đã diễn ra sớm hơn và mức độ cũng nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ. Công cụ giúp họ đưa ra nhận định này chính là loài động vật dưới đại dương - bọt biển.

Bọt biển - Nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương
Bọt biển có thể giúp đo nhiệt độ đại dương. (Ảnh: The New Yorker)

Một lượng nhỏ bọt biển hàng thế kỷ từ sâu trong vùng biển Caribean đang khiến một số nhà khoa học cho rằng thế giới đã vượt quá mục tiêu đạt được tại Thỏa thuận Paris là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC kể từ thời tiền công nghiệp. Cụ thể là đến năm 2020, nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn 1,7oC. Đến đầu năm 2024, nhiệt độ toàn cầu đang tăng tới 1,8oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Để có kết luận này, các nhà khoa học đã phân tích sáu loài bọt biển có tuổi thọ cao, một trong số chúng đã hơn 320 năm tuổi khi được thu thập. Bọt biển là loài động vật đơn giản có chức năng lọc nước. Nhiều loài sống rất lâu và khi lớn lên, chúng lưu lại các điều kiện của môi trường xung quanh vào bộ xương của mình như nhiệt độ, độ pH, nồng độ CO2, tương tự như một nhiệt kế dưới đại dương. Vì vậy, chúng trở thành một công cụ đo lường lý tưởng.

Ông Amos Winter - nhà hải dương học cổ đại, Đại học bang Indiana, Mỹ - cho biết: "Bọt biển thực sự là những anh hùng trong phép đo nhiệt độ đại dương. Chúng lưu lại những thông số môi trường một cách chính xác. Bọt biển có độ chính xác cao vì chúng tôi có thể theo dõi lượng canxi và strontium và tích tụ thường xuyên trên bộ xương của sinh vật. Nước ấm hơn sẽ tạo ra nhiều strontium hơn so với canxi, nước mát hơn sẽ dẫn đến tỷ lệ canxi cao hơn so với strontium".

Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu mới của họ sẽ một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng biến đổi khí hậu, giúp thế giới có thêm nhiều hành động tích cực hơn nữa để bảo vệ môi trường sống của mình.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Công ty Nueva Pescanova đang đối mặt sự phản đối từ nhiều tổ chức động vật với kế hoạch xây dựng trang trại sản xuất 3.000 tấn bạch tuộc mỗi năm.

Đăng ngày: 17/02/2024
Hải cẩu tấn công, xé đứt tay bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ

Hải cẩu tấn công, xé đứt tay bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình hải cẩu cảng tấn công và ăn thịt bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ dưới đáy biển.

Đăng ngày: 17/02/2024
Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề

Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề "Nemo"

Nghiên cứu cho thấy, cá hề ít khi chia sẻ ngôi nhà của mình với các cá thể khác cùng loài. Cá hề thường sống một mình hoặc trong các cặp đôi, và chúng thường giữ khoảng cách xa nhau trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/02/2024
Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận.

Đăng ngày: 14/02/2024
Đoàn thám hiểm phát hiện ngọn núi dưới nước cao gấp 3 lần tháp Burj Khalifa

Đoàn thám hiểm phát hiện ngọn núi dưới nước cao gấp 3 lần tháp Burj Khalifa

Một đoàn thám hiểm tìm và lập bản đồ 4 ngọn núi ngầm ở vùng biển sâu ngoài khơi Peru và Chile, ngọn núi cao nhất là 2.681m.

Đăng ngày: 13/02/2024
Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới

Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học đã lập bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất, trải dài trên hàng trăm km ngoài khơi Đại Tây Dương, trong vùng biển của Mỹ.

Đăng ngày: 10/02/2024
Đàn cá voi sát thủ mắc kẹt giữa băng biển ngoài khơi đảo Hokkaido

Đàn cá voi sát thủ mắc kẹt giữa băng biển ngoài khơi đảo Hokkaido

Có khoảng 10 con cá voi sát thủ mắc kẹt khi xung quanh là lớp băng dày, trong đó có vài con non, phải ngóc đầu lên thở một cách khó khăn.

Đăng ngày: 09/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News