Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương
Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận.
Theo Science Alert, chùm trứng sinh vật lạ được phát hiện bởi một chiếc ROV - thiết bị thăm dò điều khiển từ xa - đang hoạt động bên dưới vực thẳm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi có độ sâu lên đến 6.200m.
Nhà nghiên cứu hàng hải Yasunori Kano từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) - người vận hành chiếc ROV, mô tả đó là những quả cầu đen nhỏ và bí ẩn.
Trứng sinh vật lạ được phát hiện ở độ sâu 6.200m ở Thái Bình Dương - (Ảnh: ĐẠI HỌC TOKYO)
Họ rất tò mò và quyết định lấy một số quả cầu đen lên. Khi rời khỏi mặt nước, hầu hết chúng đều gắn vào đá, bị rách và trống rỗng. Chỉ có 4 quả còn nguyên, được gửi đến các nhà sinh vật học không xương sống Keiichi Kakui và Aoi Tsuyuki thuộc Đại học Hokkaido (Nhật Bản).
Kết quả kiểm tra cho thấy chúng là những chiếc kén nhỏ có vỏ bằng da, rộng khoảng 3 mm, mỗi quả trứng chứa 3-7 con giun dẹp đang phát triển. Khi mở vỏ trứng, có một chất lỏng màu trắng đục - có thể là lòng trứng - chảy ra cùng với phôi các con giun dẹp.
Lấy mẫu DNA phôi giun, họ phát hiện chúng thuộc về những loài chưa từng được biết đến trên thế giới, nhưng có liên hệ di truyền chặt chẽ với 2 phân loài tồn tại ở vùng nước nông hơn.
Tất cả giun dẹp đã biết đều là loài lưỡng tính, nghĩa là chúng có cả giao tử đực và cái. Các loài sinh sống ở vùng nước nông vẫn sinh sản hữu tính bằng cách đẻ trứng dạng kén da gắn vào chất nền như đá.
Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học gần như không biết gì về các loài giun sống tự do ở vùng nước sâu, chứ chưa nói đến cách chúng sinh sản. Loài giun dẹp đại dương sâu nhất từng được xác nhận là ở độ sâu 3.232m.
Với độ sâu 6.200m, dù là bất kỳ loài gì, đó cũng là một dạng sống cực đoan gây kinh ngạc, cung cấp hiểu biết chưa từng có về cách sự sống có thể tồn tại ở địa cầu - và có thể là ở cả các thế giới ngoài hành tinh.
Có thể các loài ở vùng nước nông hơn đã dần xâm chiếm biển sâu, nhưng không rõ vì sao chúng lại tiến hóa theo cách đó.
Nghiên cứu về các quả trứng bí hiểm này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Biology Letters.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật
Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!
Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất
Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?
Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng
Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.
