Bốt cao cổ của Napoleon "bội thu" trong phiên đấu giá
Đôi bốt được Hoàng đế Napoleon I sử dụng trong chuyến lưu đày cuối cùng thu về 128.000 USD trong phiên đấu giá tại Paris hôm thứ Sáu.
Đôi bốt được Hoàng đế Napoleon I sử dụng trong chuyến lưu đày năm 1815. (Ảnh: Business Times).
Hai chiếc bốt cao cổ size 40 được lưu giữ bởi Bá tước Henri Gatien Bertrand, vị tướng đã đồng hành cùng Hoàng đế Napoleon I (Napoleon Bonaparte) trong chuyến lưu đày cuối cùng của ông trên hòn đảo St. Helena xa xôi ở Nam Đại Tây Dương, sau khi nhận thất bại trong Trận Waterloo năm 1815, các nhà đấu giá cho biết.
Bertrand đã đem đôi bốt của Napoleon I về Pháp sau khi nhà lãnh đạo của ông qua đời năm 1821 và tặng nó cho Carlo Marochetti để làm mẫu khi nhà điêu khắc người Pháp tạc tượng Bonaparte cưỡi ngựa.
Con trai ông sau này đã tặng lại đôi bốt cho chính trị gia Paul le Roux, một bộ trưởng thuộc Đệ Nhị Đế chế Pháp được trị vì bởi cháu trai Bonaparte là Napoleon III. Gia đình của Paul le Roux đã giữ đôi bốt cho tới nay, các nhà đấu giá Binoche & Giquello cho biết.
Hoàng đế Napoleon I sở hữu một bộ sưu tập giày dép lớn, được mua từ những người thợ đóng giày ở Montmartre, Paris. Đôi bốt cao cổ của ông ban đầu được kỳ vọng sẽ thu về 50.000 - 80.000 euro nhưng khi phiên đấu giá kết thúc, nó đã được mua với mức giá lên tới 117.000 euro (128.000 đô la), cao gấp đôi dự tính.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
