Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ
Dòng sông Yamuna ở New Delhi, nơi diễn ra lễ hội Chhath Puja của người Hindu, hôm 8/11 bị bao phủ bởi những ụ bọt trắng xóa như tuyết.
Theo các nhà chức trách, hiện tượng là do nước cống và chất thải công nghiệp xả ra sông Yamuna từ thượng nguồn vào tuần trước. Ô nhiễm đã làm gián đoạn nguồn cung cấp nước cho một phần thành phố, nhưng không ngăn được một số tín đồ Hindu ngâm mình dưới sông để cầu nguyện cho thần mặt trời trong lễ hội Chhath Puja kéo dài 4 ngày.
Một tín đồ Hindu cầu nguyện trên sông Yamuna bất chấp bọt ô nhiễm phủ đầy mặt nước. (Ảnh: AFP)
"Đội ngũ sĩ quan và kỹ sư của chúng tôi đang làm việc cả ngày lẫn đêm để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với người dân Delhi", Phó chủ tịch cơ quan cấp nước của thành phố Raghav Chadha cho biết trong một tuyên bố.
Yamuna vốn là một trong những tuyến đường thủy ô nhiễm nhất Ấn Độ. Chính quyền từ lâu đã cam kết làm sạch con sông nhưng các biện pháp đến nay vẫn chưa hiệu quả. Tình trạng bọt độc hại phủ trắng mặt sông dần trở thành chuyện thường niên.
Một báo cáo của chính phủ năm 2020 cho thấy chất lượng nước trên sông Yamuna ngày càng tệ đi trong 5 năm qua, làm tăng thêm áp lực lên cuộc sống của cư dân New Delhi, những người vốn đang phải chịu đựng một lớp sương khói dày đặc bao quanh thành phố.
Khói mù ở mức nguy hại trong những ngày qua là do việc đốt đất nông nghiệp của các cộng đồng gần đó và hoạt động bắn pháo hoa mừng lễ Diwali của cư dân thủ đô. Tại một số khu vực, mật độ bụi mịn PM 2.5 đã cao hơn gấp 16 lần so với giới hạn an toàn hàng ngày do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
