Ấn Độ biến sa mạc thành "ốc đảo" điện mặt trời

Từng là một vùng sa mạc rộng lớn, công viên Bhadla ở bang Rajasthan giờ đây mang diện mạo hoàn toàn khác nhờ hàng triệu tấm pin mặt trời.


Công viên điện mặt trời Bhadla trên sa mạc Thar của Ấn Độ. (Video: AFP)

Rajasthan ở miền tây Ấn Độ là bang lớn nhất về diện tích nhưng có mật độ dân cư rất thưa thớt, do phần lớn lãnh thổ là sa mạc khô cằn với trung bình 325 ngày nắng mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã biến điều kiện khắc nghiệt này thành lợi thế cho cuộc cách mạng điện mặt trời của đất nước.

Ngày nay, ước tính khoảng 10 triệu tấm pin mặt trời đã được lắp đặt ở rìa sa mạc Thar, tạo nên một ốc đảo - công viên Bhadla - kéo dài hết tầm mắt. Đây là một trong những công viên điện mặt trời lớn nhất trên thế giới, cho thấy công nghệ, sự đổi mới, tài chính công và tư nhân có thể mang đến những thay đổi nhanh chóng như thế nào.

Ấn Độ với 1,3 tỷ dân được dự đoán sẽ sớm vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Hiện nay, điện than vẫn chiếm tới 70% sản lượng điện của đất nước, khiến họ trở thành một trong những nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu.

Ấn Độ biến sa mạc thành ốc đảo điện mặt trời
 Khoảng 10 triệu tấm pin mặt trời đã được lắp đặt ở rìa sa mạc Thar.

Mặc dù năng lượng xanh ở Ấn Độ đã tăng gấp 5 lần chỉ trong hơn một thập kỷ qua, lên mức 100 GW vào năm nay, nhưng lĩnh vực này vẫn cần phải tăng trưởng hơn nữa để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị COP26 đang diễn ra ở Glasgow, Thủ tướng Narendra Modi cam kết rằng Ấn Độ sẽ tăng công suất năng lượng không hóa thạch lên 500 GW và đến năm 2030, 50% nhu cầu năng lượng của quốc gia sẽ đến từ các nguồn tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

"Tôi tin rằng đây là một mục tiêu đầy khát vọng, để cho thế giới thấy chúng tôi đang đi đúng hướng", chuyên gia Vinay Rustagi từ công ty tư vấn năng lượng tái tạo Bridge của Ấn Độ nói với AFP.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong hai thập kỷ tới, Ấn Độ phải bổ sung một hệ thống điện có quy mô tương đương châu Âu để đáp ứng nhu cầu cho dân số đang tăng lên của mình.

Tuy nhiên, việc định hình lại toàn bộ mạng lưới điện cần rất nhiều thời gian và tiền bạc. Khoảng 80% pin mặt trời của Ấn Độ hiện nay vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Trong bài phát biểu tại COP26, Thủ tướng Modi mong đợi các quốc gia phát triển cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết để nước này đạt được những mục tiêu đề ra.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xe bay vận tốc 155km/h lần đầu tiên bay đua

Xe bay vận tốc 155km/h lần đầu tiên bay đua

Hai chiếc xe bay cất hạ cánh thẳng đứng tham gia cuộc đua thử nghiệm ngắn với độ dài 300 m và độ cao 15 m.

Đăng ngày: 06/11/2021
Indonesia phát triển bã cà phê thành vật liệu tạo pin xe điện

Indonesia phát triển bã cà phê thành vật liệu tạo pin xe điện

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Kỹ thuật, Luyện kim và Vật liệu ở Đại học Indonesia vừa phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.

Đăng ngày: 05/11/2021
Thiết kế nhà bền vững tới 500 năm từ vật liệu thân thiện với môi trường

Thiết kế nhà bền vững tới 500 năm từ vật liệu thân thiện với môi trường

Nhà Zome sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường có khả năng chống nước, rêu và chống cháy tới 1.200 độ C.

Đăng ngày: 05/11/2021
Xe điện lập kỷ lục chạy nhanh nhất trên đất liền

Xe điện lập kỷ lục chạy nhanh nhất trên đất liền

Mẫu xe điện có biệt danh “Gã khổng lồ nhỏ” (Little Giant) của nhóm Team Vesco và công ty reVolt Systems lập kỷ lục mới về tốc độ tối đa hồi tháng 10.

Đăng ngày: 03/11/2021
Kính không vỡ lấy cảm hứng từ bánh socola chip

Kính không vỡ lấy cảm hứng từ bánh socola chip

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế phát triển loại kính chống nứt vỡ, có thể dùng để sản xuất đèn LED, điện thoại và màn hình TV.

Đăng ngày: 03/11/2021
Công ty mẹ của Google công bố toàn bộ dữ liệu của dự án máy thu thập nước từ không khí, giá cực rẻ

Công ty mẹ của Google công bố toàn bộ dữ liệu của dự án máy thu thập nước từ không khí, giá cực rẻ

“Nếu như chúng ta có thể tăng tốc độ cung cấp nước sạch theo bất cứ cách nào, chúng tôi cho rằng đó là một mục tiêu đáng để thực hiện”.

Đăng ngày: 03/11/2021
Robot tự sạc vẽ bản đồ đáy biển, biên giới cuối cùng của Trái đất

Robot tự sạc vẽ bản đồ đáy biển, biên giới cuối cùng của Trái đất

Nhiều thế kỷ qua, con người đã khám phá vô số những ngọn núi, khu rừng và hoang mạc. Tuy nhiên, thứ bao phủ hơn 70% diện tích Trái Đất lại là đại dương vẫn là một bí ẩn lớn đối với chúng ta.

Đăng ngày: 02/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News