Phát hiện hóa thạch cá xương 244 triệu năm lâu đời nhất thế giới ở Trung Quốc

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy ba mẫu vật cá xương lâu đời nhất từ trước tới nay tại hệ tầng Guanling ở tỉnh Vân Nam.


Hai trong ba mẫu vật Peltoperleidus asiaticus được tìm thấy ở Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: PeerJ)

Theo mô tả trên tạp chí PeerJ, các hóa thạch thuộc về một loài cá săn mồi mới có tên là Peltoperleidus asiaticus sống trong kỷ Tam Điệp giữa. Chúng chỉ dài vài centimet và có nhiều đặc điểm giống cá vây tia tiền sử Perleidus, như răng sắc nhọn, mõm ngắn và hàng vảy sâu.

Điểm đặc biệt ở Peltoperleidus asiaticus là nó có hàm dưới "treo lơ lửng" bên dưới hộp sọ, cho phép mở rộng miệng để bắt mồi. Vây lưng và vây bụng cũng linh hoạt hơn, giúp nó bơi nhanh hơn đáng kể so với họ hàng cá vây tia Perleidus.

Peltoperleidus asiaticus là đại diện đầu tiên của chi Peltoperleidus bên ngoài châu Âu. Trước đây, hóa thạch của chi cá xương này chỉ được tìm thấy ở miền nam Thụy Sĩ và miền bắc Italy.

Phát hiện mới cũng đầy lùi hồ sơ hóa thạch của Peltoperleidus về sớm hơn 2 triệu năm. Trong khi mẫu vật lâu đời nhất ở châu Âu có niên đại khoảng 242 triệu năm, phân tích các hóa thạch ở Guanling cho thấy Peltoperleidus asiaticus đã xuất hiện trên Trái đất từ ít nhất 242 triệu năm trước.

Ngoài ba mẫu vật Peltoperleidus, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy hơn 20 hóa thạch của các loài động vật có xương sống dưới nước khác, chứng tỏ mức độ đa dạng sinh học cao của hệ tầng Guanling trong quá khứ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News