Bột nước giúp đối phó hạn hán, nạn đói

"Mưa thể cứng" (solid rain) có thể còn lạ lẫm với đa số người, nhưng thực tế nó đã được người nông dân Mexico sử dụng suốt một thập kỷ qua để chống lại nạn khô hạn trầm trọng cũng như tăng năng suất cho cây trồng.

Một hạt solid rain có thể hấp thụ và giữ một lượng nước lớn gấp 500 lần thể tích của nó. Tinh thể giống với hạt đường trắng này là sản phẩm nghiên cứu của kỹ sư hóa học người Mexico Sergio Jésus Rico Velasco.

Câu chuyện về solid rain khởi nguồn từ năm 1970, khi đó Bộ Nông nghiệp Mỹ đã sáng chế ra một loại bột siêu thấm, được sử dụng chủ yếu làm bỉm cho trẻ em, tuy nhiên ông Velasco đã mượn ý tưởng này để chống hạn.


Sản phẩm bột nước Solid Rain.

Được bán với giá 55 USD/kg, Solid rain là loại hạt nhựa cấu thành từ hợp chất hóa học kali polyacrylate với đặc tính siêu thấm nước. Cụ thể, 10 gram solid rain có thể hút cạn 1 lít nước. Khi ngậm đủ nước, các hạt nhựa này chuyển thành dạng keo đục, tồn tại như một bình dự trữ nước tí hon trong vài năm. Nước được giữ bên trong solid rain không hề bị bốc hơi hay ngấm xuống đất mà chỉ giảm đi khi có rễ cây cắm vào tiêu thụ. Sau khi hết hạn sử dụng, hạt tinh thể này tan ra và không hề ảnh hưởng xấu đến đất trồng.

Nước thấm vào các hạt potassium polyacrylat có thể được lưu trữ tới 1 năm mà không bị bay hơi. Các rễ cây có thể hệ hút nước trực tiếp từ những hạt này. Vì thế, Solid Rain có thể được bổ sung vào đất để cung cấp nước cho cây trồng.


Những hạt solid rain dùng để chống hạn đã được người dân Mexico sử dụng suốt một thập kỷ qua.

Chính phủ Mexico đã tiến hành một nghiên cứu với bột nước Solid Rain tại khu vực khô cằn ở bang Hidalgo, solid rain đã cho kết quả đáng kinh ngạc. Ví dụ, 1 ha yến mạch thông thường chỉ thu hoạch được 2,5 tấn thì 1 ha được bón loại hạt này cho năng suất gấp đôi, tới 5 tấn sản phẩm. Đối với hoa hướng dương thì tỉ lệ này tăng gấp 3 lần, trong khi cây đậu lại cho năng suất gần gấp 7 lần.

Solid rain đã 2 lần được Viện Nước quốc tế Stockholm đề cử cho Giải thưởng Nước Toàn cầu, cũng như nhận giải Sinh thái và Môi trường của tổ chức phi lợi nhuận Fundacion Miguel Aleman ở Mexico.

Dù đã trở thành "trợ thủ đắc lực" trong nền nông nghiệp ở Mexico hơn chục năm qua nhưng solid rain vẫn chưa được biết đến rộng rãi trên thế giới, bởi lẽ công ty sở hữu không hề đầu tư quảng cáo cho sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây tên tuổi của solid rain cũng đã lan tới các quốc gia thường phải chịu cảnh khô hạn như Ấn Độ và Australia. Mới đây, Mỹ cũng đã cấp phép cho việc bán các solid rain trên thị trường nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News