Brazil phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài lâu đời nhất thế giới
Theo phóng viên tại Nam Mỹ, ngày 22/11, các nhà cổ sinh vật học Brazil cho biết sau khi phân tích hóa thạch 3 bộ xương được tìm thấy tại miền Nam Brazil, họ vừa phát hiện đây là những mẫu vật thuộc về một loài khủng long cổ dài nhóm Sauropoda (khủng long hông thằn lằn) lâu đời nhất được biết tới cho đến nay.
Các chuyên gia cổ sinh vật học thuộc Đại học Sao Paulo (USP) và Đại học liên bang Santa Maria (UFSM) thực hiện cuộc nghiên cứu đã đặt tên cho loài khủng long trên là “Macrocollum itaquii”.
Hình phục dựng loài khủng long mới.
Macrocollum itaquii được tái tạo từ hóa thạch 3 bộ xương được tìm thấy vào năm 2013 trong các tảng đá với niên đại 225 triệu năm tại thị trấn Agudo, bang Rio Grande de Sul, giáp biên giới với Argentina và Uruguay.
Phát biểu với báo giới, phát ngôn viên của UFSM, ông Rodrigo Temp Müller cho biết hóa thạch dài 3,5m, được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn.
Điểm đáng chú ý của phát hiện là Macrocollum itaquii thuộc nhóm cổ dài và lâu đời nhất so với những loài khủng long cổ dài khác được phát hiện cho đến nay.
Mẫu vật trên sẽ cung cấp các bằng chứng về quá trình và đặc điểm tiến hóa của nhóm khủng long này.
Theo chuyên gia Müller, Macrocollum itaquii là loài ăn cỏ và nhờ chiếc cổ dài, nó ăn thực vật nằm ở trên cao so với mặt đất.
Loài này có thể đã sống thành bày đàn như thói quen của nhóm khủng long cổ dài Sauropodomorpha ăn cỏ thống trị thời Đại Trung Sinh, suy thoái và tuyệt chủng vào cuối kỷ Creta (66 triệu năm trước).
Chuyên gia của UFSM cho biết các hóa thạch của Macrocollum itaquii sẽ được trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu cổ sinh vật học Cuarta Colonia tại bang Río Grande de Sul trong thời gian tới.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
