Bữa ăn ở độ cao 30km ngoài vũ trụ có giá 12,3 tỷ đồng, giới hạn chỉ 6 khách
Bữa ăn được mô tả có mức giá "trên trời" nằm tại độ cao 30km so với mực nước biển tưởng rất kén khách nhưng đã có hàng chục người bày tỏ quan tâm tới trải nghiệm này.
Bữa ăn theo tiêu chuẩn sao Michelin đặt ngoài vũ trụ với mức giá lên tới 495.000 USD (khoảng 12,3 tỷ đồng) đang nhận được sự thu hút của giới nhà giàu.
SpaceVIP, một trong những công ty du lịch vũ trụ sang trọng đầu tiên, cho biết sẽ tổ chức trải nghiệm dịch vụ ăn uống trong không gian với sự góp mặt của đầu bếp người Đan Mạch nổi tiếng Rasmus Munk.
Du khách ngắm Trái đất từ trên cao. (Ảnh: SpaceVIP).
6 du khách được mệnh danh là nhà thám hiểm sẽ "làm nên lịch sử" bằng cách thưởng thức bữa ăn để đời ở độ cao 30km so với mực nước biển trong hành trình kéo dài khoảng 6 tiếng.
Theo nhà tổ chức, đầu bếp Munk sẽ phục vụ bữa ăn của mình trên tàu vũ trụ trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới mang tên Spaceship Neptune. Chuyến đi dự kiến khởi động vào cuối năm 2025 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ).
Ở độ cao hơn 30km so với mực nước biển, nhóm du khách sẽ có quyền truy cập wifi trên tàu vũ trụ. Thậm chí, họ có thể phát trực tiếp trải nghiệm của mình để gia đình, bạn bè tại trái đất chiêm ngưỡng trong suốt chuyến bay.
Với trải nghiệm này, du khách còn có cơ hội ngắm khoảnh khắc bình minh của trái đất theo cách bất cứ người bình thường nào chưa từng biết tới.
Theo ông Roman Chiporukha, người sáng lập SpaceVIP, bếp trưởng của bữa tiệc sẽ phục vụ khách những món ăn lấy cảm hứng từ "vai trò của việc khám phá không gian trong 60 năm qua". Hiện thực đơn bữa ăn chưa được hoàn thiện. Đầu bếp người Đan Mạch tiết lộ, anh muốn tạo ra những món ăn mới mẻ và sáng tạo như chính cuộc hành trình sắp tới.
Hình ảnh mô phỏng bữa ăn xa xỉ. (Ảnh: News).
"Các món ăn sẽ liên quan tới loại vật liệu siêu nhẹ và xốp. Chúng đều có mùi thơm", đầu bếp 32 tuổi cho biết.
Bất chấp mức giá lên tới nửa triệu USD nhưng ngay khi giới thiệu với công chúng, hàng chục khách hàng thuộc giới thượng lưu đã bày tỏ sự quan tâm. Tuy nhiên, chuyến đi chỉ giới hạn tối đa 6 khách nhằm đảm bảo an toàn.
"Chúng tôi biết rằng đây là hành trình rất tốn kém. Nhưng dù sao cũng là lần đầu tiên một bữa ăn đẳng cấp sao Michelin được đưa lên vũ trụ. Dự kiến chúng tôi sẽ tổ chức nhiều chuyến đi tương tự trong tương lai", nhà sáng lập SpaceVIP nói.
Được biết, SpaceVIP không phải là công ty du lịch sang trọng đầu tiên mang tới cho du khách cơ hội thưởng thức bữa ăn trong không gian.
Trước đó vào năm 2023, công ty Zaphalto của Pháp cũng giới thiệu trải nghiệm bữa ăn tại tầng bình lưu ngoài không gian. Với dịch vụ này, du khách phải trả từ 132.000 USD/suất (3,2 tỷ đồng). Dịch vụ cũng dự kiến sẽ đón khách từ năm 2025.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.
