Bức ảnh chụp toàn cảnh thành phố Thượng Hải, zoom được tận mặt người đi đường
Zoom, zoom nữa, zoom mãi mà vẫn không hết được tấm ảnh này.
Tại sao nhà vệ sinh luôn phải được thiết kế với độ kín đáo cao? Vì sẽ chả có ai muốn giải quyết nỗi buồn khi ánh mắt của người khác đang dòm ngó mình cả! Ấy thế mà khi xem xong bức ảnh này, nhiều người (nhất là những ai sống tại Thượng Hải) hẳn sẽ giật mình thon thót khi biết nền công nghiệp kỹ thuật số đã phát triển đến nhường nào. Không cẩn thận là lúc đi vệ sinh cũng vào khung hình ngay, xem ảnh này thì biết:
Một ông anh đang phơi quần áo trên nóc sân thượng, có gì đặc biệt à?
Ngoài việc bạn có thể lấp ló thấy được đống đồ lót đang treo trên móc phơi quần áo, thì điểm đặc biệt nữa của bức ảnh này chính là: Nó được chụp ở cách đó ít phải 10km - là 10,000 mét đấy!
Vẫn là ảnh đấy, nhưng giờ đã được zoom ra xa hơn tí...
Vẫn là ảnh đó, zoom xa hơn tí nữa này...
Xa hết cỡ thì... chịu, chỉ biết là "ông chú phơi quần áo" đang ẩn khuất đâu đó trong góc này thôi.
Bức ảnh trên là một phần của bức tranh toàn cảnh thành phố Thượng Hải, Trung Quốc , còn ông chú kia chỉ là một cá thể quá nhỏ nhoi lọt vào ống kính có độ phân giải khủng khiếp: 195 gigapixel - cao nhất châu Á hiện nay. Dù có zoom cận cảnh đến thế nào đi chăng nữa, chất lượng khung hình vẫn cực nét! Bạn muốn soi một... con kiến đi vệ sinh còn được nữa là con người.
Ảnh được chụp trên đỉnh tòa tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông, dưới dạng 360 độ. Tức là bạn có thể thỏa sức xoay ngang xoay dọc, ngắm trời ngắm đất của thành phố mà không cần phải tốn công đặt chân tới đây.
Ảnh được chụp trên đỉnh tòa tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông, dưới dạng 360 độ.
Thích thú như vậy là đủ rồi, quay lại vấn đề chính: Bức ảnh này đang là một mối đe dọa thực sự đối với sự riêng tư của dân tình Thượng Hải nói riêng, thế giới nói chung. Nghĩ đến việc bạn đi đâu, làm gì cũng có thể bị quan sát từ cách đó hàng nghìn mét; đang bơ phờ ngái ngủ trong nhà riêng cũng có thể bị chụp lại đăng lên Facebook thì mới thật đáng sợ làm sao!
Dưới đây là một vài thứ khác mà bạn có thể tìm thấy nếu zoom đủ gần (chứ mắt cũng chả cần tinh lắm đâu, ảnh nét thế cơ mà:
Xe bus của người ngoài hành tinh chăng?
Nhóm khách nữ đang dọa đẩy chuột Mickey nhồi bông xuống khỏi tòa tháp chọc trời!!!
Thanh niên ngồi đọc báo một mình trên ghế đá, nhìn thương phết!
Đôi nam nữ đang ngồi dưới tán cây chờ... muỗi đốt.

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc
"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?
