Bức ảnh màu đầu tiên trực thăng NASA chụp trên sao Hỏa

Trực thăng Ingenuity chụp bức ảnh màu đầu tiên từ độ cao 5,2 m phía trên bề mặt sao Hỏa trong chuyến bay thứ hai hôm 22/4.

Bức ảnh màu đầu tiên trực thăng NASA chụp trên sao HỏaBức ảnh màu đầu tiên trực thăng NASA chụp trên sao Hỏa
Bức ảnh trực thăng Ingenuity chụp trong chuyến bay thứ hai. Ảnh: NASA.

Ingenuity bay tự động gần 52 giây trong suốt chuyến bay thứ hai, đạt độ cao 4,9 m trong khí quyển sao Hỏa. Sau khi bay lơ lửng trong thời gian ngắn, phương tiện nghiêng 5 độ và di chuyển theo phương ngang 2,1 mét. Hiện nay, chiếc trực thăng đang chuẩn bị cho chuyến bay thứ ba, dự kiến diễn ra hôm 25/4.

Trong chuyến bay gần nhất, Ingenuity bay lơ lửng tại chỗ và đổi hướng 3 lần, cho phép camera màu gắn trên trực thăng chụp ảnh theo các hướng khác nhau trước khi phương tiện hạ cánh ở giữa khu vực bay. Ingenuity chỉ thu thập ảnh đen - trắng bằng camera định vị trong chuyến bay đầu tiên hôm 19/4. Bức ảnh màu được NASA chia sẻ hôm 23/4, là bức ảnh đầu tiên chụp khi phương tiện ở trong không trung. Ở hai phía của bức ảnh, có thể thấy rõ tấm đệm hạ cánh từ 2 trong số 4 chân của trực thăng. Bóng của trực thăng trên bề mặt sao Hỏa cũng xuất hiện ở phần dưới bức ảnh.

Hình ảnh nhìn từ trực thăng hé lộ những vệt rãnh do robot tự hành Perseverance tạo ra khi thả trực thăng giữa khu vực bay rộng 10 x 10 m, gọi là sân Wright Brothers. Người xem cũng có thể trông thấy đường chân trời của sao Hỏa ở góc trên cùng bên trái và bên phải bức ảnh. Nhóm kỹ sư phụ trách dự án cho biết bức ảnh thể hiện khả năng thăm dò từ trên cao độc đáo của Ingenuity và những máy bay lên thẳng khác trong tương lai.

Theo lịch trình, trực thăng Ingenuity 1,8 kg sẽ bay lần nữa vào sáng ngày mai. Dữ liệu và ảnh chụp sẽ truyền về phòng điều khiển ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California, vào 21h16 theo giờ Hà Nội. Mỗi chuyến bay sau đều khó hơn chuyến bay trước đó. Trong chuyến bay tiếp theo, trực thăng sẽ vẫn bay cách bề mặt sao Hỏa 5 m nhưng tăng tốc độ.

Ở hai chuyến bay đầu tiên, Ingenuity di chuyển với vận tốc 0,5 m/s. Tiếp theo, phương tiện sẽ tăng tốc lên 2 m/s. Chiếc trực thăng sẽ bay 50 m về phía bắc và quay lại địa điểm hạ cánh.

Đội điều khiển nhiệm vụ lên kế hoạch bay tổng cộng 80 giây với tổng quãng đường khoảng 100m. Trong tuần tới, Ingenuity sẽ thực hiện thêm hai chuyến bay nữa trước khi ngừng hoạt động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
5

5 "Hệ Mặt trời" lạ có thể chứa nhiều "Trái đất 2.0" cực dễ sống

Trong chòm sao Thiên Cầm và Thiên Nga tồn tại 5 khu vực có thể sinh sống vĩnh viễn, là 5 hệ sao có ít nhất 2 mặt trời trở lên và có thể sinh ra nhiều hành tinh giống Trái Đất.

Đăng ngày: 24/04/2021
Hành tinh khổng lồ khiến các nhà khoa học bối rối

Hành tinh khổng lồ khiến các nhà khoa học bối rối

Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh khí khổng lồ nặng bất thường và có quỹ đạo nằm rất xa ngôi sao chủ.

Đăng ngày: 24/04/2021
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới sắp phóng lên không gian

Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới sắp phóng lên không gian

Vệ tinh gỗ WISA Woodsat chỉ dài 10 cm, nặng 1 kg, dự kiến phóng lên quỹ đạo từ New Zealand cuối năm 2021.

Đăng ngày: 24/04/2021
NASA chia sẻ ảnh mô phỏng trạm vũ trụ Mặt trăng đầu tiên

NASA chia sẻ ảnh mô phỏng trạm vũ trụ Mặt trăng đầu tiên

NASA chia sẻ loạt ảnh đồ họa mới về trạm vũ trụ Lunar Gateway dự kiến được phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2024.

Đăng ngày: 24/04/2021
Bất ngờ phát hiện hố đen gần Trái đất nhất

Bất ngờ phát hiện hố đen gần Trái đất nhất

Các nhà thiên văn học tìm thấy một hố đen tý hon có biệt danh “Kỳ lân”, chỉ cách Trái Đất 1.500 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 23/04/2021
Thiên hà khác phát tín hiệu

Thiên hà khác phát tín hiệu "cầu vồng" xuống Trái đất 18 lần

Màu sắc cầu vồng kỳ lạ trong bức ảnh thực ra mắt thường không thể nhìn thấy, mà chính là hình ảnh quang phổ của một chớp sóng vô tuyến, tức một dạng tín hiệu radio cực mạnh.

Đăng ngày: 22/04/2021
Mưa sao băng có thể xuất hiện vào đêm nay

Mưa sao băng có thể xuất hiện vào đêm nay

Lyrids sẽ là cơn mưa sao băng đầu tiên của năm 2021, thu hút sự chú ý của những người yêu thiên văn.

Đăng ngày: 22/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News