Bức ảnh này là lời cảnh báo "mọi thứ đã quá trễ"?
Bức ảnh đàn chó kéo xe chân ngập trong nước ở Greenland khiến cộng đồng thế giới giật mình và được chia sẻ mạnh trên mạng cuối tuần qua. Liệu có còn kịp để chống biến đổi khí hậu?
Băng ở Greenland tan với tốc độ cực nhanh năm nay đã khiến một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch và sau đó là cả thế giới sững sờ.
Khi đang trên đường cùng nhóm đồng nghiệp thu hồi các thiết bị khí tượng, nhà khoa học Steffen Olsen thuộc Viện Khí tượng Đan Mạch đã chụp lại bức ảnh đàn chó kéo xe chân ngập trong nước trên một khối băng lớn nằm ở Vịnh Inglefield, tây bắc Greenland.
Bức ảnh này chụp ngày 13/6/2019. Đàn cho kéo xe ở Greenland thay vì đi trên tuyết thì chân lại ngập trong nước. Năm nay mùa băng tan ở Greenland đến sớm thứ nhì trong lịch sử - (Ảnh: Viện Khí tượng Đan Mạch).
Nhìn vào bức ảnh, người xem có cảm giác đàn chó đang đi trên mặt nước. Tác giả Olsen giải thích đây là một khối băng dày 1,2m, nhưng do băng tan quá nhanh, và nước biển có tính thẩm thấu chậm, nên nước còn đọng lại nhiều trên bề mặt.
Theo nhà khoa học, thời điểm chụp bức ảnh chỉ là một ngày hơi khác thường, tuy nhiên tính biểu tượng của nó đủ khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm.
Mùa băng tan năm nay ở Greenland đến sớm thứ nhì trong lịch sử, tính từ năm 1980.
Hôm qua (17/6), các nhà ngoại giao và chuyên gia khí hậu thế giới đã nhóm họp tại Đức (dự kiến đến ngày 27/6) để thảo luận về biến đổi khí hậu trong bối cảnh dư luận toàn cầu gia tăng sức ép lên các chính phủ.
Thời tiết cực đoan ngày càng tăng và các dấu hiệu khác vài năm trở lại đây khiến không ít người lo lắng cho tương lai Trái đất.
Sự kiện lần này tập trung tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng từ hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tổ chức ở Ba Lan tháng 12/2018. Giới chuyên gia sẽ thảo luận các vấn đề kỹ thuật, riêng lãnh đạo EU sẽ bàn về chiến lược khí hậu dài hạn trong ngày 20/6.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ủng hộ đề xuất ngưng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển đến năm 2050 - động thái đòi hỏi thế giới phải chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn.
Các nước gồm Anh, Đức và Pháp dự kiến sẽ đưa sáng kiến này vào luật trong năm nay.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
