Bức hình cuối cùng robot Opportunity chụp được và nó khiến cộng đồng mạng đau lòng
NASA mới đây đã công bố bức hình cuối cùng Opportunity gửi về trước khi "nhắm mắt xuôi tay".
Ngày 12/2/2019, NASA bắt liên lạc lần cuối với Opportunity nhưng vẫn không có phản hồi, và đó là thời khắc cuối cùng của nhiệm vụ gắn liền với chú robot tự hành (rover) sống lâu nhất của con người trên hành tinh khác.
Mùa hè năm ngoái, một cơn bão bụi khổng lồ ập đến, che lấp hệ thống pin Mặt trời và khiến cho Opportunity không thể thu đủ năng lượng để hoạt động. Mặt trời bị che khuất khiến nhiệt độ bề mặt hành tinh trở nên quá lạnh, và mạch điện của Opportunity đã ngưng lại mà không thể khôi phục.
Dù vậy trước khi chính thức nhắm mắt, Opportunity đã đưa mắt nhìn toàn bộ di sản nó để lại cho các thế hệ rover tiếp theo. Nhờ vậy mà camera của robot đã ghi lại được một tấm hình dạng toàn cảnh (panorama), với sự hòa trộn giữa những gì robot đã vượt qua và sa mạc phía trước - cảnh tượng mà nó không còn cơ hội được chứng kiến nữa.
Bức hình giống như robot đang chuẩn bị nhắm mắt. Một cái kết đẹp cho Opportunity, vào ngày 12/2/2019.
Bức ảnh Opportunity đã chụp trước khi "nhắm mắt".
Được biết, Opportunity đã hoạt động hơn 15 năm trước khi bị khai tử, nhưng thực chất nó không được chế tạo để sống lâu đến như vậy. Ban đầu, nhiệm vụ của robot là chụp lại hình ảnh trên hành tinh Đỏ, sau đó truyền tín hiệu lên vệ tinh và gửi về Trái đất cho NASA.
Trong những ngày cuối cùng, Opportunity đã gửi về tổng cộng 354 tấm hình. Hầu hết là khung cảnh trên sao Hoả, rồi những tấm hình chuyển dần sang đen trắng do năng lượng xuống thấp, đó là lý do vào thời điểm trước khi "nhắm mắt", robot đã không thể gửi thêm hình ảnh về được nữa.
"Tấm hình toàn cảnh này là sự tri ân cuối cùng dành cho Opportunity, với nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà nó đã hoàn thành," - John Callas, chuyên gia từ NASA cho biết.
Thung lũng Perseverance.
"Bên phải là vành đai núi lửa Endeavor từ đằng xa. Bên trái là những khu vực chúng ta muốn kiểm tra gần hơn, nhưng không còn cơ hội nữa."
"Và phía xa là thung lũng Perseverance, nơi chưa được khai phá, được để dành cho các thế hệ tiếp theo."
Theo Callas, chắc chắn rằng một ngày nào đó công nghệ của con người sẽ phát triển đủ mạnh để khám phá được hết toàn bộ hành tinh Đỏ, và thậm chí có thể hồi sinh Opportunity chưa biết chừng. Nhưng cho đến lúc đó, những tấm hình robot này mang lại vẫn sẽ đi vào lịch sử, là một trong những tư liệu quý giá nhất khi con người được quan sát các hành tinh khác.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa
Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?
Không ít người thắc mắc vì sao sao Hoả được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng lại có hoàng hôn màu xanh dương lạ mắt.

Giám đốc NASA hé lộ về người đầu tiên lên sao Hỏa
Giám đốc NASA Jim Bridenstine mới đây hé lộ thông tin về người đầu tiên lên sao Hỏa trên một buổi trò chuyện trên truyền hình.

Tìm ra bằng chứng về mạch nước ngầm trên khắp sao Hỏa?
Sao Hỏa ngày nay có thể trông giống như một hành tinh khô cằn, bụi bặm nhưng xưa kia nó từng chứa đựng một hệ thống mạch nước ngầm khổng lồ.

Vì sao dự án đưa con người "một đi không trở lại" đến sao Hỏa đã phá sản nhưng chẳng ai tiếc?
Dự án đã không thu còn đủ tiền để tiếp tục, nhưng những người tham giả chẳng hề tiếc nuối.
