Xe thám hiểm của NASA "chết" sau 15 năm khám phá sao Hỏa
Trận bão bụi lịch sử trên hành tinh đỏ khiến xe thám hiểm Opportunity không thể nạp lại năng lượng và mất liên lạc với Trái Đất.
NASA tuyên bố nhiệm vụ khám phá sao Hỏa của xe thám hiểm Opportunity chính thức kết thúc hôm 13/2, Guardian đưa tin. Chiếc xe đã gặp một cơn bão bụi khổng lồ và không truyền tín hiệu về Trái Đất suốt 8 tháng. Các chuyên gia nhiều lần tìm cách liên lạc lại với nó, lần gần nhất vào hôm 12/2, nhưng không nhận được phản hồi.
Xe thám hiểm Opportunity trên bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: AP).
"Tôi đứng đây, với sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc, tuyên bố sứ mệnh Opportunity đã hoàn thành", chuyên gia Thomas Zurbuchen phát biểu trong buổi họp báo của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA. Ông cũng cho biết, tàu thám hiểm giúp thay đổi hiểu biết của con người về Trái Đất, sao Hỏa và mang lại nhiều bước tiến trong khoa học.
Opportunity đáp xuống sao Hỏa tháng 1/2004, không lâu sau khi "người anh em" Spirit hạ cánh. Bộ đôi này nằm trong chương trình Xe thám hiểm sao Hỏa của NASA. Tuy nhiên, Spirit bị kẹt trong đất mềm vào năm 2009 và được xác định là ngừng hoạt động năm 2011.
Opportunity tiếp tục sinh tồn trên bề mặt hành tinh đỏ và truyền dữ liệu về Trái Đất, giống như một "nhà địa chất" làm việc từ xa. Chiếc xe được thiết kế để hoạt động trong 90 ngày với quãng đường di chuyển khoảng một km. Tuy nhiên, nó đã chạy hơn 45km và làm việc suốt 15 năm.
"Trước đây chúng tôi cho rằng bụi trong không khí sẽ tích tụ dần trên các tấm quang năng, cuối cùng làm mất năng lượng. Chúng tôi không ngờ gió sẽ tới định kỳ và thổi bay bụi bám trên đó. Điều này giúp chiếc xe vượt qua mùa đông đầu tiên cũng như mọi mùa đông khác trên hành tinh đỏ", John Callas, quản lý dự án Xe thám hiểm sao Hỏa, giải thích.
Xe Opportunity (chấm xanh) trong bão bụi sao Hỏa ngày 6/6/2018. (Ảnh: NASA).
Cuối cùng, Opportunity không thể chống chọi được với cơn bão bụi lịch sử trên hành tinh đỏ, nhà khoa học Abigail Fraeman cho biết. Cơn bão che phủ bầu trời đến mức chiếc xe không thể nhìn thấy Mặt Trời và các tấm quang năng không thể nạp lại năng lượng.
Opportunity phát hiện những khối đá đặc biệt hình cầu chứa nhiều sắt, tìm ra dấu hiệu của nước và lần đầu tiên phát hiện mảnh thiên thạch trên một hành tinh khác Trái Đất. Chiếc xe gửi về nhiều hình ảnh ấn tượng như cơn lốc cát quét qua bề mặt hành tinh đỏ hay những bức ảnh toàn cảnh cho thấy khung cảnh ngoạn mục với các miệng núi lửa. Nó cũng truyền cảm hứng cho nhiều người theo đuổi khoa học và tạo điều kiện để phát triển những nhiệm vụ mới.
Sự kết thúc của sứ mệnh Opportunity mang đến rất nhiều cảm xúc, theo giáo sư Andrew Coates, nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Khoa học Vũ trụ Mullard thuộc Đại học London. "Chúng tôi ca ngợi những thành tựu chiếc xe đạt được trong hành trình khám phá sao Hỏa, nhưng cũng đau lòng khi mất đi một người bạn cũ", ông chia sẻ.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa
Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?
Không ít người thắc mắc vì sao sao Hoả được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng lại có hoàng hôn màu xanh dương lạ mắt.

Vì sao dự án đưa con người "một đi không trở lại" đến sao Hỏa đã phá sản nhưng chẳng ai tiếc?
Dự án đã không thu còn đủ tiền để tiếp tục, nhưng những người tham giả chẳng hề tiếc nuối.

Elon Musk tuyên bố giá cho một chuyến đi sao Hỏa là 11,6 tỷ đồng, miễn phí chiều về
Elon Musk nói rằng, trong tương lai mức giá có thể giảm xuống 100.000 USD (2,3 tỷ đồng) để bất cứ ai cũng có thể bán đất bán nhà để lên định cư trên sao Hỏa.

Hơn 6,5 hoạt động trên sao Hỏa, NASA mới nghĩ ra cách mới tận dụng robot Curiosity
Tháng 8/2012, robot Curiosity được NASA gửi lên sao Hỏa, với nhiệm vụ chính là điều tra về khí hậu và địa chất tại sao Hỏa.
