Bức thư tình cảm của người lính La Mã cổ từ 1.800 năm trước
Bức thư đã tiết lộ phần nào tình cảm và nỗi nhớ mong của người lính La Mã khi tham gia chiến đấu cho quân đội.
Mới đây, nội dung bức thư với niên đại 1.800 năm của một binh sĩ Ai Cập viết cho gia đình đã được hé lộ. Tên của người lính được cho là Aurelius Polion - tình nguyện tham gia chiến đấu cho quân đội La Mã tại châu Âu.
Hơn một thế kỉ trước, đoàn khảo cổ học do Bernard Grenfell và Arthur Hunt dẫn đầu đã phát hiện ra bức thư cổ này ở phía ngoài một ngôi đền thuộc thị trấn Tebtunis, Ai Cập. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, Grant Adamson - một ứng cử viên cho học vị tiến sĩ tại ĐH Rice đã tạo ra hình ảnh hồng ngoại của bức thư để tìm hiểu nội dung kĩ hơn.
Mặt trước lá thư bị mất khá nhiều phần
Nội dung lá thư hé lộ rằng, chàng trai trẻ có mâu thuẫn với mẹ và đang lên kế hoạch sớm trở lại thăm gia đình. Ngoài các phần viết thư hỏi thăm mẹ (một người bán bánh mì), em gái và em trai, trong thư cũng có đoạn như sau: “Anh luôn cầu nguyện để em có sức khỏe tốt và luôn thay mặt em thể hiện lòng thành kính với Đức Chúa trời. Anh không thể ngừng viết cho em, nhưng em chẳng nhớ gì tới anh thì phải. Anh cảm thấy khá lo lắng vì biết rằng, dù em nhận được rất nhiều lá thư của anh, nhưng em không hồi đáp lại dù chỉ một lần, để anh biết…”.
Phần kết của câu trên không còn nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu đã dịch được phần lớn lá thư, nhưng do lá thư đã bị hư hỏng và mất một vài mảnh nên nhiều đoạn bị thiếu.
Mặt sau lá thư với lời chỉ dẫn tới nhà người bạn cựu binh
Trong thư, người lính trẻ kể lại rằng, anh đã viết 6 lá thư về cho gia đình nhưng không hề nhận được hồi âm. Anh lo lắng hỏi, liệu gia đình có đang gặp vấn đề gì hay không. Anh cũng viết: "Anh sẽ xin tướng chỉ huy cho về thăm gia đình, lúc ấy anh sẽ gặp em để nhắc nhở rằng, anh là anh trai của em”.
Bức thư phần nào thể hiện tình cảm gia đình vẫn luôn chi phối tinh thần họ dù cho họ chỉ là những người lính tình nguyện tham chiến.
Phía mặt sau của lá thư là những chỉ dẫn giúp người đưa thư tìm được nhà một cựu binh lính mang tên Acutius Leon - người sẽ chuyển lá thư tới gia đình của Polion.
Ngôi đền nơi tìm thấy lá thư
Mặc dù vào thời kì này, Đế chế La Mã đã phát triển hệ thống thư tín riêng trong quân đội nhưng có lẽ Polion đã không sử dụng. Thay vào đó, binh lính trẻ này cảm thấy tin tưởng người cựu binh Acutius hơn. Hiện nay, bức thư đang được cất giữ tại Thư viện Bancroft, ĐH California (Mỹ).

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
