“Bức tường của gió” độc nhất vô nhị trên thế giới có thể tái tạo cơn bão

Theo tiết lộ của các nhà nghiên cứu, “Bức tường của gió” độc đáo có khả năng tạo ra sức gió lên đến hơn 250km/giờ.

Thực tế, để có thể tự bảo vệ tốt hơn trước sức tàn phá của các cơn bão, trước tiên bạn phải nghiên cứu chúng và thử nghiệm các vật liệu khác nhau chống lại sức gió mạnh mà chúng tạo ra. Với ý tưởng này, các kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu Bão Quốc tế (IHRC) và Đại học Bang Florida đã dành 15 năm để xây dựng và hoàn thiện hệ thống được đặt tên là “Bức tường của gió”, một công trình lắp đặt ấn tượng có khả năng tái tạo sức gió của bão.

“Bức tường của gió” độc nhất vô nhị trên thế giới có thể tái tạo cơn bão
Hình ảnh hệ thống có tên “Bức tường của gió”.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2005, với hai tuabin gió mạnh mẽ có thể tạo ra sức gió lên tới 53m/s. Nhưng khi nhu cầu mô phỏng các luồng không khí mạnh hơn ngày càng tăng, sức mạnh của “Bức tường của gió” cũng cần phải tăng lên.

Hiện nay, hệ thống lắp đặt bao gồm tổng cộng 12 chiếc quạt khổng lồ có khả năng tạo ra gió lên đến 70m/s. Để tham khảo, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây cối bắt đầu gãy ở tốc độ gió 42m/s, bất kể tuổi tác, đường kính hoặc đặc tính đàn hồi.

Theo thông tin từ Đại học Bang Florida, công trình “Bức tường của gió” có thể thử nghiệm để đánh bại các cấu trúc có kích thước đầy đủ như nhà ở được xây dựng hoặc sản xuất tại công trường và các cấu trúc thương mại nhỏ.

Nhờ hệ thống phun nước tích hợp, “Bức tường của gió” còn có khả năng mô phỏng mưa gió thổi ngang, cho phép các kỹ sư kiểm tra các cấu trúc và vật liệu chống lại cả gió và mưa do bão gây ra.

Các công trình nhỏ có thể được đặt trên bàn xoay trước “Bức tường của gió”, để có thể đánh từ mọi góc độ nhằm phát hiện các điểm yếu có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, nhờ các bộ truyền động tần số thay đổi, quạt có thể tăng tốc theo nhiều tốc độ gió khác nhau, giúp các kỹ sư hiểu rõ hơn về cách các thiết kế và vật liệu khác nhau xử lý các cơn bão mạnh.

Ban đầu, “Bức tường của gió” có trụ sở tại Miami có khả năng tái tạo các cơn bão từ cấp 1 đến cấp 4, nhưng việc lắp đặt hiện tại được cho là có khả năng mô phỏng các cơn bão như Katrina và Andrew, được xếp hạng là cấp 5 theo Thang bão Saffir – Simpson.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoa học dữ liệu vừa tìm ra lý do bạn thích Game of Thrones

Khoa học dữ liệu vừa tìm ra lý do bạn thích Game of Thrones

Series phim thu hút người xem nhờ cách sắp xếp tương tác của nhân vật gần gũi với mối quan hệ và sự tương tác của con người trong đời thực.

Đăng ngày: 04/11/2020
Thí nghiệm tàn ác: Sát hại 15 con chó để chứng minh ma có thật, thành quả thu được thành trò cười cho giới khoa học

Thí nghiệm tàn ác: Sát hại 15 con chó để chứng minh ma có thật, thành quả thu được thành trò cười cho giới khoa học

Ý tưởng đằng sau khá đơn giản: Nếu hồn ma là một thực thể, nó phải có khối lượng và có khả năng cân đo đong đếm bằng công cụ của con người.

Đăng ngày: 04/11/2020
Thế giới sinh vật từ

Thế giới sinh vật từ "Trái đất đảo ngược" lộ diện ở Nhật

Một lớp trầm tích gây kinh ngạc từ lần cuối cùng Trái đất đảo ngược cực từ đã được khám phá tại Chiba (Nhật), có thể giúp tiên đoán tương lai hành tinh.

Đăng ngày: 04/11/2020
Sự thật đáng sợ: chúng ta sẽ ra sao nếu không có GPS?

Sự thật đáng sợ: chúng ta sẽ ra sao nếu không có GPS?

Hệ thống định vị vệ tinh giữ cho thế giới của chúng ta hoạt động theo những cách mà nhiều người khó nhận ra, nhưng chúng cũng ngày càng dễ bị tổn thương. Chúng ta có thể sử dụng gì để thay thế?

Đăng ngày: 04/11/2020
Hợp chất đặc biệt có thể cứu xác tàu 400 năm khỏi mục ruỗng

Hợp chất đặc biệt có thể cứu xác tàu 400 năm khỏi mục ruỗng

Các nhà nghiên cứu phát hiện hợp chất chứa kim loại kiềm thổ có tác dụng ngăn chặn axit hóa, giúp lớp gỗ của xác tàu đắm khỏi mủn ra sau khi trục vớt.

Đăng ngày: 04/11/2020
Khoan thành công đường hầm đầu tiên vượt sông Hoàng Hà

Khoan thành công đường hầm đầu tiên vượt sông Hoàng Hà

Trung Quốc đã hoàn tất quá trình khoan đường hầm dài 4,76 km và rộng 15,75 m chui qua con sông dài thứ hai của nước này.

Đăng ngày: 03/11/2020
Nghiên cứu tấm vữa bằng sợi dệt carbon giúp gia cố và tăng độ bền cho kết cấu bê tông

Nghiên cứu tấm vữa bằng sợi dệt carbon giúp gia cố và tăng độ bền cho kết cấu bê tông

Một loại tấm vữa bằng vải dệt carbon mới hứa hẹn sẽ giúp gia cố kết cấu bê tông bền chắc hơn so với phương pháp sử dụng sợi carbon (CFRP) hay bọc thép tấm hoặc tăng độ dày cho lớp bê tông cốt thép.

Đăng ngày: 03/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News