Bức xạ chết người trong sứ mệnh sao Hỏa
Kết quả đo đạc do thiết bị tự hành Curiosity thực hiện trên sao Hỏa cho thấy, phi hành gia sẽ đối mặt với lượng bức xạ dày đặc hơn vẫn tưởng, làm phức tạp thêm sứ mệnh tiềm năng đến hành tinh đỏ.
>>> Bụi trên sao Hỏa rất có hại với con người
Các phi hành gia lên đường đến sao Hỏa sẽ đối mặt với lượng bức xạ vũ trụ đầy nguy hiểm.
Ảnh chụp bề mặt sao Hỏa - (Ảnh: NASA / JPL-Caltech)
Nếu trước đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự đoán nguy cơ mắc ung thư chết người sẽ tăng 3% ở các sứ mệnh sao Hỏa, thông số mới đã nâng mức này lên 5%.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Science, lượng bức xạ phơi nhiễm trong chuyến hành trình khứ hồi đến sao Hỏa, ước tính trong khoảng một năm, sẽ lên đến khoảng 662 millisievert (1 sievert, tức 1.000 millisievert, bức xạ có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tăng thêm 5%).
Để tính toán được lượng bức xạ mà các phi hành gia phải đối mặt khi đến sao Hỏa, các chuyên gia NASA đã dựa trên kết quả thu thập được từ thiết bị đánh giá bức xạ trên tàu Curiosity, ghi nhận được trong chuyến hành trình 253 ngày, bắt đầu từ tháng 11/2011.
Trong điều kiện di chuyển bên trong phi thuyền có lá chắn bức xạ, thiết bị trên Curiosity thu thập trung bình 1,8 millisievert bức xạ/ngày.
Để dễ so sánh, một người trên bề mặt Trái đất tiếp nhận khoảng 3 millisievert/năm.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
