Bụi mặt trăng chứa đầy phóng xạ
Mặt trăng được phủ lớp bụi chứa đầy chất phóng xạ, rất độc hại cho con người, theo công bố mới đây của Đại học Tennessee (Mỹ).
>>> Bụi Mặt Trăng: Mối nguy hiểm đối với các nhà du hành vũ trụ
Định cư trên mặt trăng là mục tiêu của con người trong nỗ lực đặt chân vào vũ trụ. Tuy nhiên, vệ tinh tự nhiên của trái đất không thân thiện lắm đối với con người, sau khi các chuyên gia phát hiện lớp bụi bao phủ bề mặt chị Hằng rất độc cho sức khỏe, theo Gizmodo.
Một cuộc đi bộ trong sứ mệnh Apollo 16
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tennessee đã lật lại hồ sơ của chuyến du hành đầu tiên đưa con người bước lên bề mặt mặt trăng.
Lúc đó, phi hành gia Neil Armstrong của Mỹ đã lưu ý rằng: các nhà du hành trên tàu Apollo đã báo cáo những hiệu ứng không mong muốn ảnh hưởng cho da, mắt và đường khí quản khi tiếp xúc với bụi dính trên bộ đồ bảo vệ.
Trước đây, con người bỏ ra tổng cộng 2 đến 3 ngày trên mặt trăng, và thường ở trong phi thuyền hoặc chui vào các bộ đồ bảo vệ chật căng.
Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài, các chuyên gia cho rằng việc hít phải bụi mặt trăng có thể hủy hoại sức khỏe phi hành gia, dù họ có mặc đồ du hành hay không, do bụi cứ bám trên quần áo trong các chuyến đi bộ.
Khi lọt vào phổi, bụi mặt trăng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn, khiến khí quản bị viêm và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
Các chuyên gia dự đoán chuyện đi bộ trên bề mặt mặt trăng không thể nào là kế hoạch lâu dài cho các sứ mệnh tương lai.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
