Bụi mịn do không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư não
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các hạt nano ô nhiễm không khí với ung thư não.
Các hạt siêu mịn (UFP) được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu, đặc biệt trong các động cơ diesel, cộng với mức phơi nhiễm cao làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh ung thư gây chết người.
Nghiên cứu cho thấy các hạt nano có thể xâm nhập vào não và mang hóa chất gây ung thư.
Ung thư não rất hiếm. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự gia tăng phơi nhiễm do ô nhiễm có thể gây thêm một trường hợp ung thư não cho mỗi 100.000 người bị phơi nhiễm.
Các hạt siêu mịn (UFP) phát ra từ ôtô và xe máy độc hại hơn nhiều so với các hạt bụi thông thường. (Ảnh: Guardian).
Nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Epidemiology cho thấy mức tăng ô nhiễm 10.000 hạt nano/cm3 trong một năm làm tăng nguy cơ ung thư não hơn 10%.
"Rủi ro môi trường như ô nhiễm không khí không lớn về quy mô nhưng chúng nghiêm trọng vì mọi người trong môi trường ô nhiễm đều bị phơi nhiễm", Scott Weichenthal, tại Đại học McGill, Canada, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế và phơi nhiễm ô nhiễm của 1,9 triệu người Canada trưởng thành từ năm 1991 đến 2016. Các nghiên cứu lớn như vậy cung cấp bằng chứng mạnh mẽ, mặc dù không thể đưa ra kết luận về mối liên hệ nhân quả.
Theo Guardian, một đánh giá toàn cầu trước đó vào năm 2019 đã kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho mọi cơ quan và hầu như mọi tế bào trong cơ thể con người.
Không khí độc hại có liên quan đến các tác động khác lên não, bao gồm giảm sút trí tuệ đáng kể, chứng mất trí và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở cả người lớn và trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ô nhiễm không khí là "trường hợp khẩn cấp thầm lặng về sức khỏe cộng đồng".

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
