Bụi trên sao Hỏa rất có hại với con người
Tại hội thảo Humans 2 Mars Summit, các nhà khoa học cho biết bụi trên sao Hỏa chứa nhiều tạp chất có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người nếu hít phải.
Trong bụi sao Hỏa có rất nhiều một loại khoáng chất Silicat, tuy bản thân nó không độc hại nhưng nếu chúng ta hít vào, Silicat sẽ kết hợp với nước có trong phổi của chúng ta và trở thành chất độc hại. Chưa hết, NASA còn phát hiện ra một loại chất muối khác cũng có trong bụi sao Hỏa có khả năng gây hại đến tuyến giáp của con người. Theo dự kiến, người ta sẽ đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030.
Ngoài ra, theo kết quả phân tích từ các dữ liệu do tàu thăm dò Curiosity gửi về thì đất trên sao Hỏa có thể còn chứa cả thạch cao, thạch cao được các nhà khoa học xếp vào dạng hạt nguy hiểm, có thể làm cho phổi bị thương tổn, làm rát mắt, rát da và cả hệ hô hấp của con người. Vì lẽ đó, tất nhiên các phi hành gia nếu muốn bước đi trên sao Hỏa một cách an toàn thì tốt nhất đừng quên mặc bộ đồ phòng hộ quen thuộc của họ.
Tuy nhiên, từ đây lại phát sinh thêm một rắc rối nữa đó là bụi trên sao Hỏa vẫn có thể bám dính vào bộ đồ này và len lỏi vào khu sinh hoạt của các phi hành gia. Nếu từ nay đến năm 2030 người ta không nghĩ ra được các giải pháp cho những vấn đề này thì việc con người bước chân lên sao Hỏa và xa hơn nữa là lập trạm nghiên cứu trên đó sẽ trở nên rất viển vông.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
