Bùng phát virus mới tại một số tỉnh ở Trung Quốc, đã có 7 ca tử vong
Hàng loạt dịch bệnh đang tấn công Trung Quốc tới tấp, trong khi virus corona vẫn đang hoành hành thì tại nhiều tỉnh của Trung Quốc lại xuất hiện loại virus Bunya mới. Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, hiện tại đã có hơn 60 người được chẩn đoán nhiễm virus mới này và đã có 7 ca tử vong.
Theo trang Sina, bà Vương (65 tuổi) sống ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, liên tục bị sốt cao tới 40 độ và kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh và mệt mỏi. Sau khi tới viện, bà được chẩn đoán huyết áp thấp, và xét nghiệm máu cho thấy các tế bào bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố đều hạ thấp.
Không lâu sau đó, bà xuất hiện triệu chứng ho, khạc đờm và thiếu oxy máu. Trong tình trạng nguy kịch, bà được gửi đến Trung tâm cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô, sau đó được chuyển sang Khoa Truyền nhiễm. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng bác sĩ chẩn đoán rằng bà đã bị nhiễm virus Bunya mới.
Bệnh nhân nhiễm virus Bunya chủng mới ở Giang Tô. (Ảnh: Kênh Tin tức công cộng Giang Tô).
Bác sĩ Kim Kha (Jin Ke), Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện tỉnh Giang Tô, cho biết khi mới nhập viện, bà Vương đã mắc Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan, tim, phổi, hệ tuần hoàn đều bị tổn thương. Bệnh viện đã tổ chức các chuyên gia hội chẩn và chẩn đoán rằng sau khi bị nhiễm virus Bunya mới, một loạt các chứng viêm xuất hiện theo cấp số nhân. Các chuyên gia xác nhận rằng bà Vương bị bệnh do bọ ve cắn.
Theo thông tin cho biết, từ đầu năm đến nay bệnh viện này đã tiếp nhận 37 người bị nhiễm virus Bunya mới.
Theo truyền thông đại lục, ngoài tỉnh Giang Tô, kể từ tháng 4 năm nay tỉnh An Huy cũng có 23 người bị nhiễm bệnh, và 5 người trong số đó đã tử vong. Ngoài ra tỉnh Chiết Giang cũng có 2 ca đã tử vong.
Các chuyên gia cho biết, thông thường, vết cắn của bọ ve có thể gây ra phản ứng dị ứng viêm da, có thể được chữa khỏi nếu xử lý và điều trị đúng cách. Nhưng vì bọ ve cũng là vật trung gian mang theo nhiều mầm bệnh, do đó có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm.
Thông thường, bọ ve hoạt động mạnh nhất từ tháng 4 đến tháng 10 và có xu hướng xuất hiện ở những vùng đồi núi. Chúng sống trong rừng rậm, bụi rậm, thảo nguyên, vùng đồi núi và các môi trường khác. Nếu bị bọ ve cắn, cần phải tới bệnh viện để lấy bọ ve ra. Một khi xuất hiện các triệu chứng sau khi bị bọ ve cắn như sốt, v.v., cần nhanh chóng đến bệnh viện điều trị để ngăn virus lây nhiễm cho người khác.
Các chuyên gia nói rằng nếu cơ thể người bị nhiễm virus Bunya mới thì sẽ có các triệu chứng như giảm bạch cầu và bị chảy máu trong.
Trước đó, một loại virus mới đã được phát hiện trong mẫu huyết thanh của bệnh nhân bị sốt và giảm tiểu cầu ở tỉnh Hà Nam, virus này được xác định là thành viên mới thuộc họ Bunyaviridae, có tên là "virus Hội chứng sốt giảm tiểu cầu" hay còn được gọi là "virus Bunya mới".

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
