Buộc các tiểu hành tinh lại bằng dây để tránh va chạm với Trái đất

Hệ thống dây cáp trước đây vốn được sử dụng cho thang máy không gian, kết nối Mặt trăng và Trái đất, giờ đây có thể được dùng để buộc các tiểu hành tinh lại với nhau.

Rất nhiều biện pháp ngăn chặn các tiểu hành tinh khỏi va chạm với Trái đất đã được đề xuất, bao gồm việc dùng đầu dò đâm vào tiểu hành tinh nhằm khám phá khối lượng và thành phần của chúng, từ đó kiểm soát sự chệch hướng. Thế nhưng, kế hoạch này gặp khá nhiều rủi ro, vì có thể vô tình tạo ra những mảnh vỡ rơi xuống Trái đất.

May mắn thay, các nhà khoa học giờ đây đã có giải pháp khác an toàn hơn. Theo Parabolic Arc, nhà nghiên cứu Flaviane Venditti và đồng nghiệp tại trường Đại học Trung tâm Florida đã đề xuất sử dụng hệ thống dây cáp để ngăn chặn tác động của các tiểu hành tinh.

Cụ thể, hệ thống dây cáp trước đây vốn được sử dụng cho những mục đích như thang máy không gian, kết nối giữa Mặt trăng và Trái đất, giờ đây sẽ được dùng để buộc một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm với tiểu hành tinh khác nhỏ hơn. Từ đó, thay đổi tâm khối của cả hai và nâng chúng lên quỹ đạo khác an toàn hơn.

Buộc các tiểu hành tinh lại bằng dây để tránh va chạm với Trái đất
Tuy nhiên, cách buộc dây này vẫn có một số nhược điểm nhất định. (Ảnh: Engadget).

Phương pháp này so với giải pháp dùng đầu dò ban đầu không những ngăn chặn sự nguy hiểm của các tiểu hành tinh, mà còn giảm thiểu rủi ro tạo ra sự phân mảnh khiến chúng có khả năng rơi xuống Trái đất, gây ra thiệt hại trên diện rộng.

Để kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp, nhóm của Venditti đã sử dụng tiểu hành tinh Bennu làm đối tượng thử nghiệm. Theo Venditti, nhóm đã mô phỏng máy tính để tính toán động lực học của hệ thống dây dưới nhiều điều kiện khác nhau. Kết luận cho thấy cách này hoàn toàn khả thi dùng trong hệ thống phòng thủ hành tinh.

Tuy nhiên, hệ thống trên vẫn có một số nhược điểm nhất định. Một trong số đó là chúng mất rất nhiều thời gian so với các phương pháp truyền thống tác động mạnh khác như là tàu vũ trụ hay tên lửa.

Do phải làm việc với hệ thống phát hiện và phản ứng phối hợp, nếu xảy ra bất cứ sơ suất do mất cảnh giác nào, quá trình sẽ bị đình trệ. Hơn nữa, việc tìm kiếm một tiểu hành tinh nhỏ khác để buộc vào cũng không hề dễ dàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm kiếm vật chất tối, các nhà khoa học vô tình phát hiện ra thứ có thể đảo lộn cả nền vật lý cơ bản

Tìm kiếm vật chất tối, các nhà khoa học vô tình phát hiện ra thứ có thể đảo lộn cả nền vật lý cơ bản

Những sai số trong thí nghiệm tìm kiếm vật chất tối mới đây có thể sẽ mở ra con đường mới cho vật lý hạt, nhưng cũng hoàn toàn có thể chỉ là các dị biệt thường thấy trong các thí nghiệm siêu chính xác này.

Đăng ngày: 25/06/2020
Các nhà khoa học phát hiện vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn

Các nhà khoa học phát hiện vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn

Các nhà vật lý thiên văn phát hiện tín hiệu sóng vô tuyến kỳ lạ nhất từ trước tới nay, phát ra từ quá trình sáp nhập giữa hố đen và một vật thể chưa xác định.

Đăng ngày: 25/06/2020
Elon Musk mời người dùng thử Internet vệ tinh

Elon Musk mời người dùng thử Internet vệ tinh

Công ty SpaceX của Elon Musk đang tìm người tham gia thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh băng thông rộng Starlink của mình.

Đăng ngày: 24/06/2020
Trung Quốc hoàn tất triển khai hệ thống định vị toàn cầu

Trung Quốc hoàn tất triển khai hệ thống định vị toàn cầu

Ngày 23/6, Trung Quốc đã hoàn tất việc triển khai Hệ thống Định vị Bắc Đẩu (BDS) sau khi vệ tinh sau cùng của hệ thống được phóng vào quỹ đạo trong sáng cùng ngày.

Đăng ngày: 24/06/2020
Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?

Để trả lời cho câu hỏi đậm chất 'giả tưởng' này, kênh youtube nổi tiếng What If mới đây đã đăng tải một video mới, giải thích những tác động có thể xảy đến với Trái Đất khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra hàng ngày.

Đăng ngày: 23/06/2020
Bản đồ vũ trụ chứa hơn một triệu thiên thể

Bản đồ vũ trụ chứa hơn một triệu thiên thể

Kính viễn vọng tia X hoàn thành lượt khảo sát đầu tiên toàn bộ bầu trời, giúp các nhà nghiên cứu tạo ra bản đồ chi tiết của vũ trụ.

Đăng ngày: 23/06/2020

"Thiên thạch" kim loại nặng 2,8kg đâm xuống mặt đất

Vật thể chứa đá và kim loại giống thiên thạch tạo ra tiếng nổ vang xa 2 km khi rơi khiến người dân địa phương hoảng sợ.

Đăng ngày: 23/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News