Bướm đêm khổng lồ nặng hơn chuột xuất hiện khiến nhiều người hoảng hốt

Công nhân xây dựng tìm thấy một mẫu vật hiếm thuộc loài bướm đêm nặng nhất thế giới tại trường tiểu học Mount Cotton State ở bang Queensland.

Theo mô tả của hiệu trưởng trường Mount Cotton State Meagan Steward, con bướm đêm có kích thước gần bằng hai nắm tay ghép lại và nặng tới 30 g, gấp rưỡi khối lượng của chuột nhắt nhà. Nó lớn đến mức gặp khó khăn trong việc cất cánh.

Bướm đêm khổng lồ nặng hơn chuột xuất hiện khiến nhiều người hoảng hốt
Mẫu vật bướm đêm khổng lồ được tìm thấy tại một trường tiểu học ở Australia. (Ảnh: ABC News).

Sinh vật được một công nhân xây dựng tìm thấy gần tòa nhà đang thi công bên trong trường học. "Có rất nhiều loài động vật ở vùng Mount Cotton. Tòa nhà mới của chúng tôi nằm ở rìa một khu rừng nhiệt đới nên phát hiện này không quá bất ngờ. Tuy nhiên, một con bướm đêm lớn như vậy là thứ chúng tôi chưa từng thấy trước đây", Steward nói với đài phát thanh ABC Radio.

Tiến sĩ Christine Lambkin, trưởng bộ phận côn trùng học của Bảo tàng Queensland, đã xác định đây là một con bướm đêm rừng khổng lồ, Endoxyla cinereus, loài bướm đêm nặng nhất thế giới. Con cái trưởng thành có thể nặng tới 30 g và sở hữu sải cánh rộng 25 cm. Trong khi đó, con đực có kích thước nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng một nửa con cái.

"Loài bướm đêm này bay rất kém. Trong hầu hết các trường hợp, con cái trưởng thành chỉ bò lên một thân cây hoặc hàng rào và đợi ở đó cho đến khi con đực tìm thấy chúng để giao phối", Lambkin cho biết.

Endoxyla cinereus thường kiếm ăn trên cây bạch đàn. Chúng khoét một lỗ vào thân cây và ăn các mô đang phát triển trong lớp vỏ thực vật. Bướm đêm rừng khổng lồ có tuổi thọ khoảng 3 - 4 năm, tính cả giai đoạn ấu trùng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát triển thành công loại cỏ biến đổi gene hút chất độc hại

Lần đầu tiên phát triển thành công loại cỏ biến đổi gene hút chất độc hại

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát triển thành công cỏ biến đổi gene có khả năng hấp thụ hóa chất hexogen, giúp xử lý ô nhiễm.

Đăng ngày: 05/05/2021
Các nhà khoa học tạo ra một công cụ chỉnh sửa gene mới

Các nhà khoa học tạo ra một công cụ chỉnh sửa gene mới

Các nhà khoa học đặt tên công cụ mới là Retron Library Recombineering (RLR), sử dụng các đoạn DNA của vi khuẩn có thể tạo ra các DNA sợi đơn (retron).

Đăng ngày: 05/05/2021
Trung Quốc phát triển tổ hợp vi khuẩn mới có khả năng

Trung Quốc phát triển tổ hợp vi khuẩn mới có khả năng "ăn" nhựa

Các nhà khoa học phát hiện sự kết hợp của 3 loại vi khuẩn biển có thể phân huỷ màng nhựa polythene – một trong những loại nhựa phổ biến nhất.

Đăng ngày: 05/05/2021
Quả xoài khủng 4,25kg lập kỷ lục thế giới xuất hiện ở... Nam Mỹ

Quả xoài khủng 4,25kg lập kỷ lục thế giới xuất hiện ở... Nam Mỹ

Quả xoài do nông dân Colombia thu hoạch được vừa lập kỷ lục Guinness thế giới với cân nặng 4,25 kg.

Đăng ngày: 05/05/2021
Rừng Amazon đang thải nhiều carbon hơn lượng hấp thụ

Rừng Amazon đang thải nhiều carbon hơn lượng hấp thụ

Nghiên cứu mới cho thấy rừng Amazon không còn là " lá phổi xanh" giúp giảm ô nhiễm carbon do con người tạo ra.

Đăng ngày: 04/05/2021
Rau bông tuyết là rau gì?

Rau bông tuyết là rau gì?

Có lẽ cái tên rau bông tuyết còn khá xa lạ, rất nhiều người chưa biết đến vì còn khá mới mẻ đối với người Việt Nam chúng ta.

Đăng ngày: 29/04/2021
Phát hiện ra vi sinh vật khử được độc tính của chất thải, sản sinh ra đồng nguyên chất

Phát hiện ra vi sinh vật khử được độc tính của chất thải, sản sinh ra đồng nguyên chất

“Nghiên cứu này mở ra một ngành mới về những vi sinh vật thân thiện với môi trường, có khả năng tổng hợp kim loại đơn nguyên tử sử dụng trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và y dược”.

Đăng ngày: 28/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News