Ca cấy ghép tay ở trẻ em đầu tiên trên thế giới thành công

Em bé đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tay hiện đã có thể viết, tự ăn uống và mặc quần áo sau 18 tháng phẫu thuật.

Ca phẫu thuật này được coi là bước đột phá trong lĩnh vực cấy ghép, mở ra cơ hội giúp nhiều trẻ khuyết tật có thể hoạt động bình thường trở lại mà không cần các thiết bị hỗ trợ.


Cậu bé Zion Harvey.

Theo một báo cáo đăng trên tạp chí chuyên ngành The Lancet Child & Adolescent Health của Mỹ số ra ngày 18/7, các bác sỹ thuộc Bệnh viện Nhi Philadelphia đã lần đầu tiên thông báo sức khỏe của cậu bé Zion Harvey, 10 tuổi, được cấy ghép cả hai bàn tay hồi tháng 7/2015. Theo đó, 18 tháng sau cuộc phẫu thuật, Harvey đã có thể hoạt động độc lập hơn và chức năng vận động của đôi tay được cấy ghép đang cải thiện mỗi ngày.

Năm Harvey 2 tuổi, các bác sỹ đã phải phẫu thuật cắt bỏ hai bàn tay và hai bàn chân của em do bị nhiễm trùng. Harvey cũng phải cấy ghép một quả thận. Do phải uống thuốc chống thải ghép thận nên ca phẫu thuật cấy ghép tay của Harvey phải kéo dài thêm 10 giờ.

Trước khi được cấy ghép tay, Harvey phải sử dụng các thiết bị đặc biệt để hỗ trợ cử động nên việc mặc quần áo, ăn uống hay làm vệ sinh cá nhân rất hạn chế đối với cậu. Tháng 7/2015, tin vui đã đến với Harvey, khi gia đình của một cậu bé qua đời đã hiến tặng đôi tay cho Harvey.

Vài ngày sau khi phẫu thuật, Harvey phát hiện cậu có thể cử động các ngón tay và các dây chằng. Việc các dây thần kinh có dấu hiệu hoạt động trở lại có nghĩa là Harvey có thể cử động bằng các cơ tay được cấy ghép và cảm nhận được cơ quan xúc giác khoảng sáu tháng sau khi phẫu thuật - cũng là thời điểm cậu bé có thể tự ăn uống và cầm bút để viết. Tám tháng sau khi phẫu thuật, Harvey có thể sử dụng kéo và tô màu vẽ.


Tám tháng sau khi phẫu thuật, Harvey có thể sử dụng kéo và tô màu vẽ. (Nguồn: bbc.com).

Trong vòng một năm, Harvey có thể xoay gậy bóng chày bằng cả hai tay và đã ném quả bóng đầu tiên hồi tháng 8/2016. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy não bộ của Harvey đang tiếp nhận đôi tay mới, và đang dần phát triển việc kiểm soát vận động và cơ quan xúc giác.

Dù ca cấy ghép tay đầu tiên đã thành công song các nhà nghiên cứu cho rằng cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác trước khi áp dụng rộng rãi kỹ thuật này.

Ca cấy ghép tay thành công đầu tiên ở người lớn được thực hiện vào năm 1998.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News