Cá chình sắp quên mặt người, thủy cung Nhật kêu gọi khách video call

Do thiếu du khách, những con cá chình vườn ở thủy cung Nhật Bản đã bắt đầu quên sự hiện diện của con người và trở nên nhạy cảm.

Khi những con cá chình vườn tại một bể cá ở Tokyo ngóc đầu lên khỏi cát, chúng thường bị nhìn chằm chằm bởi ánh mắt của những người tham quan.

Nhưng giống như các loài động vật khác trên thế giới, môi trường sống của cá chình vườn tại thủy cung Sumida, Tokyo đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Những con cá này dường như quên mất con người trông như thế nào do thủy cung đã bị đóng cửa từ tháng 3.

“Chúng không thấy con người, ngoại trừ những người chăm sóc và chúng đã bắt đầu quên con người”, thủy cung viết trên tài khoản Twitter trong tuần này.

Cá chình sắp quên mặt người, thủy cung Nhật kêu gọi khách video call
Cá chình vườn ở Tokyo đang dần quên đi sự tồn tại của con người. (Ảnh: Getty).

“Cá chình vườn biến mất trong cát và ẩn nấp mỗi khi người chăm sóc đi ngang qua”, thủy cung cho biết và nói rằng bản chất quá nhạy cảm của cá chình vườn đang gây khó khăn cho việc theo dõi sức khỏe của chúng.

Lo ngại rằng chúng sẽ xem du khách như một mối đe dọa, thủy cung Sumida đã tạo một sự kiện tên là “lễ hội thấy mặt”.

“Đây là yêu cầu khẩn cấp”, thủy cung kêu gọi. “Bạn có thể cho cá chình vườn thấy mặt từ xa được không?”

Để giúp những con cá chình kết nối với những du khách, thủy cung đang đặt 5 máy tính bảng đối diện với bể cá và yêu cầu khách tham quan kết nối qua iPhone hoặc iPad thông qua ứng dụng FaceTime.

Người tham gia phải cho thấy mặt, vẫy tay và nói chuyện với những con cá chình vườn nhưng không được lên giọng.

Lễ hội sẽ diễn ra vào ngày 3-5/5, vào lúc cao điểm của kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng. Thông thường, nhiều người Nhật Bản sẽ đi du lịch trong dịp này. Tuy nhiên, do Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp để chống Covid-19, phần lớn người dân Nhật Bản sẽ ở nhà.

Yêu cầu của thủy cung đã thu hút được nhiều sự ủng hộ với từ khóa #Xinhãynhớconngười trong tiếng Nhật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus lạ khiến chim cầu vồng chết hàng loạt

Virus lạ khiến chim cầu vồng chết hàng loạt

Một loại virus lây lan nhanh chóng đang khiến loài vẹt cầu vồng nổi tiếng ở Nam Queensland, Australia rơi xuống đất chết hàng loạt.

Đăng ngày: 04/05/2020
Lạ lùng loài chuột cần hít CO2 để khỏi co giật

Lạ lùng loài chuột cần hít CO2 để khỏi co giật

Chuột dũi trụi lông dựa vào nguồn CO2 dồi dào trong chiếc hang chật chội nhiều ngóc ngách để kiểm soát bộ não và thoát khỏi nguy cơ co giật.

Đăng ngày: 04/05/2020
Sự thật về văn hóa kết đôi

Sự thật về văn hóa kết đôi "sống chết có nhau" của chim hồng hạc

Chim hồng hạc là một trong ít loài trong giới tự nhiên tuân thủ quy tắc kết bạn một một trong cuộc sống khá đặc biệt. Chúng sống cùng nhau, bay cùng nhau, đứng cạnh nhau và chết cũng cùng nhau.

Đăng ngày: 03/05/2020
11 động vật chung thủy nhất thế giới tự nhiên

11 động vật chung thủy nhất thế giới tự nhiên

Những động vật được đề cập trong bài viết này luôn đi “có cặp có đôi” và luôn chung thủy trong suốt cuộc đời chúng.

Đăng ngày: 01/05/2020
Giải mã bí mật của loài dơi

Giải mã bí mật của loài dơi

Các nhà cổ sinh vật học tìm về tổ tiên loài dơi để có thể giải thích làm thế nào dơi trở thành động vật có vú duy nhất biết bay.

Đăng ngày: 01/05/2020
Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên

Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên

Các nhà khoa học đã phát hiện loài giáp xác đầu tiên trên thế giới có nọc độc như rắn và nhện độc.

Đăng ngày: 30/04/2020
Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít

Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít "lăng nhăng" nhất?

Hầu hết cái loài gặm nhấm đều nổi tiếng "đa tình", vì thế thói quen kết đôi 1 vợ 1 chồng của chuột đồng là rất độc đáo.

Đăng ngày: 29/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News