Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Các nhà nghiên cứu quan sát cá heo mũi chai đực “hát” cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng và đồng thời cất tiếng gọi nhằm thu hút cá heo cái.

Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối
Ba con cá heo mũi chai phối hợp để quyến rũ cá heo cái. (Ảnh: CNN).

Trong nghiên cứu công bố hôm 1/4 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, Stephanie King, giảng viên cao cấp ở Trường Sinh học Bristol, Anh, và cộng sự cho biết sự hợp tác giữa những con cá heo đực rất quan trọng bởi chúng dựa vào quan hệ đồng minh đôi khi kéo dài hàng thập kỷ để nâng cao cơ hội giao phối. Liên minh gồm 4 - 14 con đực hợp tác với nhau để lùa và ép cá heo cái động dục ghép đôi, cũng như bảo vệ bạn tình khỏi các đàn khác.

Nhóm của King phân tích băng ghi âm tiếng kêu gọi là "pop" mà cá heo mũi chai đực tại vịnh Shark, Tây Australia phát ra trong nghi thức ghép đôi. Chúng tạo ra một tràng âm thanh nối tiếp dồn dập. Theo King, những tiếng pop này chỉ vang lên khi cá heo đực lùa con cái. Đây là âm thanh cưỡng ép, buộc cá heo cái phải ở gần con đực đang kêu. Một con cá heo đực có thể bắt đầu kêu lớn nếu bạn tình tiềm năng tìm cách bơi đi.

Các nhà nghiên cứu ghi âm cá heo sống trong vịnh từ năm 2016 đến năm 2018, thu thập tổng cộng 453 loạt tiếng kêu từ 7 liên minh cá heo với tổng cộng 59 cá thể. Họ phát hiện những con cá heo kêu đồng thanh ở tốc độ 600 nhịp mỗi phút, vượt xa con người với 200 nhịp mỗi phút. Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết việc hát đồng thanh ở cá heo có thể là kết quả từ hormone.

Ở giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, King và cộng sự sẽ bật băng ghi âm tiếng kêu cho cả cá heo đực và cá heo cái nghe nhằm theo dõi cách chúng phản ứng. Sau đó, họ sẽ tìm hiểu hành vi hợp xướng ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ giao phối thành công của một đàn cá heo so với đàn khác. Hiện nay, họ không biết chắc chắn liệu mỗi con đực trong liên minh lần lượt giao phối với cá heo cái hay chỉ một con trong số chúng giành được cơ hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hàng năm, khi biển Bắc cực hoặc Nam cực rơi vào mùa đông, các đàn cá voi lại bắt đầu chuyến hành trình “vòng quanh thế giới”. Các nhà khoa học cho rằng, chúng làm vậy để tránh khí hậu quá lạnh và do môi trường khan hiếm thức ăn.

Đăng ngày: 31/03/2020
Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Các nhà sinh vật học công bố bằng chứng cho thấy mực Humboldt có thể giao tiếp bằng thị giác dưới vùng biển tối tăm nhờ khả năng phát sáng.

Đăng ngày: 29/03/2020

"Siêu năng lực" biến đổi gene của mực

Các nhà nghiên cứu phát hiện mực là sinh vật duy nhất có thể chỉnh sửa gene bên ngoài nhân tế bào thần kinh (neuron).

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "quái vật ăn xương" ở nơi sâu thẳm của Trái đất

Xác 3 con cá sấu đã bị đàn quái vật nhỏ bé dưới đáy đại dương nuốt chửng, cả xương cũng không còn.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Cá nhà táng được coi là một loài động vật khắp thế giới, có nghĩa là phạm vi của chúng trải rộng trên tất cả hoặc hầu hết thế giới trong các môi trường sống thích hợp.

Đăng ngày: 24/03/2020
Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Một khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía Nam của New Zealand, đây là nơi có thể giúp chống lại hạn hán cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/03/2020
Tưởng rong biển mắc lưỡi câu, hóa ra sinh vật biển kỳ dị có nọc cực độc

Tưởng rong biển mắc lưỡi câu, hóa ra sinh vật biển kỳ dị có nọc cực độc

Trong lúc câu cá, một cô gái ở Mỹ đã bắt được sinh vật kỳ dị có hình dạng giống như sâu khổng lồ.

Đăng ngày: 23/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News