Cá heo sành ăn biết cắn bỏ đầu con mồi

Những con cá heo mũi chai dạy nhau cách bỏ phần đầu chứa gai nhọn của cá da trơn trước khi thưởng thức con mồi.

Các nhà sinh vật học đại dương phát hiện một số cá heo mũi chai ở Vịnh Mexico có hành vi cắn đứt đầu cá da trơn bản địa khi săn mồi, National Geographic ngày 18/7 đưa tin.

Cá heo thường ăn nguyên con mồi song cũng có lúc cầu kỳ như lọc xương cá, phân chia nhiệm vụ đi săn ở rạn san hô trước khi ăn... Tuy nhiên, các nhà khoa học hiếm khi bắt gặp hành vi cắn đứt đầu cá da trơn của chúng.

Cá heo sành ăn biết cắn bỏ đầu con mồi
Đầu con mồi bị cắn đứt sau cuộc đi săn của cá heo mũi chai. (Ảnh: Chicago Zoological Society).

Nhà sinh vật học Errol Ronje từng phát hiện nhiều đầu cá da trơn bị bỏ lại trên mặt biển trong lúc khảo sát cá heo ngoài đảo Petit Bois.

"Đó không phải là những cú cắn bừa", Ronje nói. "Cá da trơn có cấu trúc bảo hệ xương đầu khá tinh vi với ba xương gai có răng cưa rất sắc và rắn nằm trong các hốc, có thể đóng mở tùy ý".

Nghiên cứu chỉ ra hành vi cắn bỏ đầu cá da trơn giúp cá heo không bị thương khi ăn, nhưng kỹ thuật này không được truyền bá rộng rãi trong loài. Các nhà khoa học phát hiện trong số cá heo mắc cạn có 38 trường hợp bị thương do gai cá da trơn. Trong xác một cá heo có 17 gai, một số gai đâm vào ống tiêu hóa của con vật.

Điểm thú vị trong nghiên cứu là những cá thể biết cắn đứt đầu con mồi dường như biết rõ nhau. Ảnh chụp tại ba khu vực phát hiện đầu cá da trơn trong khu vực rộng trên 300 km vuông cho thấy cùng một nhóm 8 cá heo.

"Chúng ta đang nói về văn hóa lẫn sự chuyển giao văn hóa ở động vật có vú của đại dương. Kỹ thuật được học và chuyển giao giữa chúng", Stefanie Gazda, nhà sinh vật học tại Đại học Massachusetts Boston Mỹ, nói. "Theo tôi, đây có thể là một dạng hiện tượng văn hóa".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Cá voi sát thủ và cá mập trắng: Ai mới là hung thần biển cả?

Cá voi sát thủ và cá mập trắng: Ai mới là hung thần biển cả?

Có lẽ bạn đã từng xem Hàm cá mập, hay Biển xanh sâu thẳm,… nếu vậy chắc chắn bạn sẽ nghĩ cá mập chính là sát thủ nguy hiểm bậc nhất của đại dương.

Đăng ngày: 21/07/2017
Mực khổng lồ dài 5,5 mét sa lưới tàu cá Ireland

Mực khổng lồ dài 5,5 mét sa lưới tàu cá Ireland

Đây là con mực khổng lồ thứ hai được ngư dân trên tàu Cuna Mara bắt được trong vòng hai tháng qua, Sputnik News ngày 20/7 đưa tin.

Đăng ngày: 21/07/2017
Hành vi săn mồi khác thường của cá voi lưng gù

Hành vi săn mồi khác thường của cá voi lưng gù

Các nhà nghiên cứu trước đây chỉ có thể quan sát cấu trúc chân chèo từ xác cá voi lưng gù và cho rằng chúng được dùng chủ yếu để chỉnh hướng bơi.

Đăng ngày: 21/07/2017
Bọt biển màu vàng không rõ nguồn gốc tràn ngập bãi biển Pháp

Bọt biển màu vàng không rõ nguồn gốc tràn ngập bãi biển Pháp

Những vật thể màu vàng trông giống bọt biển xuất hiện dọc 30km bờ biển tại khu vực Pas-de-Calais, phía bắc nước Pháp, vào cuối tuần trước, theo Gizmodo.

Đăng ngày: 20/07/2017
Thám hiểm lục địa 5 triệu km2 chìm dưới Thái Bình Dương

Thám hiểm lục địa 5 triệu km2 chìm dưới Thái Bình Dương

Chuyến thám hiểm khoa học mới sẽ tập trung khoan sâu vào lớp vỏ hoặc tầng trên cùng của lục địa Zealandia có kích thước bằng khoảng 1/2 Australia, Live Science hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 19/07/2017
Video: Đàn cá nhà táng dựng mình ngủ đứng trong lòng biển

Video: Đàn cá nhà táng dựng mình ngủ đứng trong lòng biển

Cá nhà táng, động vật có răng lớn nhất hành tinh, dành khoảng 7% thời gian trong cuộc đời để ngủ ở tư thế thẳng đứng. Mỗi lần chợp mắt của chúng kéo dài từ 6 đến 25 phút.

Đăng ngày: 19/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News