Cá heo trộm mồi bắt cua của ngư dân

Cá heo ở vịnh Koombana, Western Australia, biết cách cướp mồi nhử trong bẫy bắt cua và gỡ móc câu bằng mõm.


Camera ghi lại hành vi trộm mồi nhử của cá heo. (Video: Trung tâm khám phá cá heo)

Cá heo tìm ra cách qua mặt những ngư dân bắt cua bằng cách trộm mồi từ bẫy bắt cua của họ và thước phim mới ghi lại hành vi độc đào này lần đầu tiên. Cá heo mũi chai theo dõi ngư dân đặt cá vào lưới và thả xuống vùng biển ngoài khơi vịnh Koombana, Western Australia. Sau đó, chúng thò mũi vào lưới, giật mồi nhử ra khỏi móc trong bẫy cua. Ngư dân cố gắng đặt mồi nhử bên dưới bẫy hoặc trong hộp để ngăn cản những kẻ trộm, nhưng chúng nhanh chóng học được cách lật đổ bẫy hoặc mở hộp, Live Science hôm 17/11 đưa tin.

Nhà bảo tồn động vật hoang dã Rodney Peterson lần đầu tiên phát hiện hành vi trên cách đây hai năm và lo ngại cá heo bị mắc lưới hoặc ăn phải thức ăn không tốt. Ông liên hệ với Trung tâm khám phá cá heo ở thành phố Bunbury để lắp đặt 5 camera ghi lại hành vi của chúng.

"Cá heo là loài quan sát rất thông minh và lang thang kiếm ăn mọi lúc. Thông thường, khi nhìn thấy cơ hội, chúng sẽ tranh thủ tận dụng, đặc biệt là cá heo mẹ đang nuôi con non", nhà quay phim Axel Grossmann, tình nguyện viên ở Trung tâm khám phá cá heo, cho biết. Cá heo mở bẫy theo những cách khác nhau. Cách cơ bản nhất là cá heo ngoạm mồi nhử đặt ở móc hoặc chốt kim loại bên trong bẫy cua. Vì vậy về cơ bản, cá heo giật cá ra khỏi chốt hoặc chia thành nhiều miếng dễ ăn, Grossmann giải thích.


Cá heo nhanh chóng tìm ra cách dùng hàm và thân lật đổ bẫy cua để tiếp cận mồi nhử dễ dàng hơn.

Để ngăn chặn loài động vật có vú này, một số ngư dân đặt mồi nhử bên dưới bẫy cua, buộc cá heo phải sử dụng kỹ thuật phức tạp hơn để lấy trộm. Nhưng chúng nhanh chóng tìm ra cách dùng hàm và thân lật đổ bẫy cua để tiếp cận mồi nhử dễ dàng hơn. Những con cá heo thậm chí mở hộp nhựa dùng để chứa mồi nhử bằng mõm và răng.

Do các chuyên gia bảo tồn lo ngại cá heo bị mắc lưới hoặc bị thương, họ phát triển một giải pháp mới an toàn hơn, đó là dùng túi lưới mắt cáo có móc kim loại để bảo vệ mồi nhử bên trong. Cá heo nhận ra không thể tiếp cận mồi nhử và bơi đi xa.

Cá heo lấy trộm cá dùng để nhử cua vì nhiều lý do khác nhau. Nếu chúng đang đói, chúng có thể bỏ nhiều công sức hơn để kiếm thêm nguồn thức ăn như như bẫy cua, đặc biệt ở khu vực thường xuyên có người. Nhưng không phải mọi con cá heo đều làm vậy. Các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi trên có thể là kết quả từ sự hứng thú với cách kiếm được cá dễ dàng, hành vi thích nghi thông qua học hỏi hoặc thậm chí là trò vui, Grossmann nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Đăng ngày: 06/05/2025
Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?

Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?

Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?

Đăng ngày: 06/05/2025
Loài cá quen thuộc này đã đẩy

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng

Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Đăng ngày: 02/05/2025
Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất

Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Đăng ngày: 30/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News