Cá "ma cà rồng" xâm chiếm hồ nước

Một loài cá mút đá xâm hại đang sinh sôi ở hồ nước ngọt tại bang Vermont, cách môi trường sống tự nhiên của chúng hàng trăm kilomet.Cá ma cà rồng xâm chiếm hồ nước

Cá mút đá hay còn có biệt danh "cá ma cà rồng" tồn tại bằng cách ký sinh trên những loài cá khác, bám vào cơ thể vật chủ để hút máu và dịch cơ thể. Cơ quan Cá và Động vật hoang dã bang Vermont (VFW) cho biết, cá mút đá đang trở thành loài xâm hại ở hồ Champlain của bang gần biên giới Canada. Một loài cá mút đá khác ít đe dọa hơn đang phân bố rộng rãi khắp bang, đặc biệt ở sông Connecticut và các phụ lưu.

Cá ma cà rồng xâm chiếm hồ nước
Cá mút đá chuyên hút máu vật chủ. (Ảnh: Toronto Star).

Chính quyền bang cho biết khác với các mút đá hồ Champlain, cá mút đá ở sông không phải mối đe dọa thực sự với các loài cá khác, thậm chí còn đóng vai trò quan trọng giúp duy trì hệ sinh thái. "Nếu bạn trông thấy cá mút đá đẻ trứng hoặc xác của chúng, đừng hoảng hốt. Loài cá này cung cấp nhiều lợi ích sinh thái và được xem là loài cần bảo tồn ở cả bang Vermont và New Hampshire", Lael Will, nhà sinh vật học ở VFW, cho biết.

Cá mút đá đẻ với số lượng lớn vào mùa xuân hàng năm, nhưng phần lớn chết không lâu sau khi đẻ. Xác phân hủy của chúng cung cấp nguồn thức ăn cho các động vật thủy sinh khác và chim chóc trong vùng. Cá mút đá non có thể trải qua 5 năm ở trạng thái tĩnh, đào hang bên dưới lớp cát ở đáy sông và lọc hạt thức ăn nhỏ trong nước. Sau khi trưởng thành, chúng bơi xuôi dòng ra Đại Tây Dương, dành nốt phần đời còn lại hút máu loài khác.

Trong quá khứ, cá mút đá từng góp phần hủy diệt quần thể cá nước ngọt. Một con cá mút đá có thể tiêu diệt trung bình 18kg cá một năm. Một cuộc xâm lấn của cá mút đá ở vùng Ngũ Hồ gần như xóa sổ ngành công nghiệp chăn nuôi cá hồi trong vùng, gây thiệt hại 6,8 triệu kg cá vào thập niên 1940 và gần 137.000 kg vào đầu thập niên 1960. Các biện pháp kiểm soát bao gồm đặt rào chắn ở sông để ngăn cá mút đá bơi lên thượng nguồn hoặc đặt bẫy hóa chất tiêu diệt ấu trùng mà không gây hại cho các loài khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim ruồi có thể nhìn thấy màu sắc

Chim ruồi có thể nhìn thấy màu sắc "vô hình"

Với 4 tế bào hình nón, chim ruồi đuôi rộng có thể phát hiện những màu nằm ngoài phổ nhìn thấy được của con người, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 29/06/2020
Gà nuôi ngày nay được thuần hóa từ gà lôi đỏ ở Đông Nam Á

Gà nuôi ngày nay được thuần hóa từ gà lôi đỏ ở Đông Nam Á

Gà là động vật nuôi phổ biến nhất thế giới, bổ sung nguồn protein từ động vật lớn nhất cho nhân loại.

Đăng ngày: 27/06/2020
Vì sao loài chuột bạch có mặt khắp nơi trên thế giới?

Vì sao loài chuột bạch có mặt khắp nơi trên thế giới?

Nghiên cứu mới đã tìm ra quá trình thuần hóa loài chuột bạch và con đường để loài vật này có mặt khắp nơi trên thế giới.

Đăng ngày: 26/06/2020
Cá chép khổng lồ nặng 51kg bất ngờ cắn câu cần thủ

Cá chép khổng lồ nặng 51kg bất ngờ cắn câu cần thủ

Cần thủ 54 tuổi dành khoảng hai tuần câu cá dưới hồ nước trước khi bắt được con cá khổng lồ thuộc họ cá chép.

Đăng ngày: 25/06/2020
Cảnh tượng hiếm: Bầy sư tử kéo nhau ngủ trên cây gai độc

Cảnh tượng hiếm: Bầy sư tử kéo nhau ngủ trên cây gai độc

Cảnh tượng hiếm thấy mới đây vừa được chụp lại tại Uganda (châu Phi) khi bầy sư tử ung dung nghỉ ngơi trên cành cây phủ gai cực độc.

Đăng ngày: 23/06/2020
Tìm thấy rùa cá sấu khổng lồ trong khu dân cư ở Mỹ

Tìm thấy rùa cá sấu khổng lồ trong khu dân cư ở Mỹ

Một con rùa nặng 30kg vừa được tìm thấy trong khu dân cư ở hạt Fairfax, Virginia. Kích thước to lớn của nó đã gây hoang mang cho người dân địa phương.

Đăng ngày: 20/06/2020
Chiến thuật giúp cá cầu vồng né đòn tấn công của kẻ thù

Chiến thuật giúp cá cầu vồng né đòn tấn công của kẻ thù

Nghiên cứu mới cho thấy cá cầu vồng tự vệ bằng cách dụ kẻ săn mồi tấn công phần đầu sau đó đột ngột đổi hướng để tẩu thoát.

Đăng ngày: 17/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News