Cá mập cái mang sẹo lớn trên mình do con đực ép ghép đôi

Trong một số ít trường hợp, cá mập cái bị thương khi con đực dùng hàm để giữ chặt nó ở vị trí gần mang hoặc vây ngực.

Nhà làm phim Jalil Najafov, ghi hình cá mập trắng với một vết sẹo dữ tợn phía trên mang trong chuyến lặn ở vùng biển gần đảo Guadalupe, Mexico, Sun hôm 13/12 đưa tin. Video thu hút hơn 26.500 lượt xem chỉ sau hơn một ngày đăng lên mạng xã hội.

Trong video, người xem thấy rõ dấu răng ở vết sẹo khi cá mập bơi lướt qua Jalil. Anh giải thích rằng đây có thể là dấu vết của việc ép buộc giao phối. Jalil dành nhiều thời gian quay phim và chụp ảnh cá mập trong môi trường tự nhiên, đồng thời cung cấp cho mọi người thông tin về cá mập và tầm quan trọng của việc bảo tồn sinh vật này.

Erich K. Ritter và Raid W. Amin, hai nhà khoa học biển tại Đại học Tây Florida, trước đó đã phát hiện rằng trong một số ít trường hợp, vào mùa giao phối của cá mập, các "vết sẹo giao phối" có thể xuất hiện trên mình con cái do con đực giữ lấy chúng.

Tuy nhiên, không phải con nào cũng chịu những vết thương như vậy nên đây không phải là một phần của nghi thức ghép đôi thông thường. Đa số sẹo là các vết rách và vết thủng khá sâu, thể hiện một động cơ mạnh mẽ, ví dụ như sự ép buộc từ phía con đực, theo Ritter và Amin.

Giới khoa học cho rằng ở hầu hết các loài cá mập, trong quá trình giao phối, con đực dùng hàm để giữ chặt con cái ở vị trí quanh mang hoặc vây ngực. Khi làm như vậy, có thể con cái sẽ bị thương và mang sẹo.


Việc ép buộc ghép đôi có tồn tại ở cá mập.

"Những vết sẹo là trường hợp ngoại lệ. Thông thường, cá mập đực giữ con cái rất cẩn thận. Dù chúng tôi phải nhấn mạnh rằng việc ép buộc ghép đôi có tồn tại ở cá mập, nhưng nhìn chung cá mập không hung tợn khi sinh sản như những gì mọi người từng nghĩ", tiến sĩ Ritter nói.

Jalil hy vọng những video của mình có thể góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người về việc bảo vệ cá mập. "Khoảng một trăm triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy vây. Không có đại dương nào vắng bóng cá mập. Vì thế, khi bảo vệ cá mập, chúng ta cũng đang bảo vệ hành tinh xanh", anh chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News