Cá mập mako nhảy lên thuyền khiến ngư dân giật mình hoảng hốt
Một hành khách ghi lại khoảnh khắc con cá mập mako hung dữ rơi trúng mặt trước thuyền trong lúc tìm cách thoát khỏi dây câu.
Cá mập mako trốn thoát sau tai nạn. (Video: Sun)
Hôm 5/11, thuyền đánh cá Churchys Charter NZ do Ryan Churches điều khiển chở 5 hành khách ngoài khơi Whitianga, New Zealand. Tuy nhiên, sau khi mắc câu, một con cá mập mako lao vọt lên khỏi mặt nước và rơi trúng boong thuyền. "Tôi nói với các hành khách nếu cá mập nhảy lên thuyền, hãy tránh ra xa. Khoảng 30 giây sau khi cắn câu, cá mập mako nhảy lên mặt thuyền. Tất cả chúng tôi đều đang theo dõi dây câu ở mạn thuyền và con cá mập đổi hướng đột ngột rồi nhảy bật lên khiến chúng tôi hoảng sợ", Churches kể lại.
Con cá mập dài ước tính khoảng 2,4 - 2,7m và nặng 150kg. Nó mất hai phút vùng vẫy quanh mũi thuyền. Theo Churches, các hành khách phản ứng rất nhanh và lấy camera ghi hình. Ông cho biết họ rất may mắn vì ở tai nạn xảy ra ở mặt trước thuyền và họ có kính chắn gió cũng như mái che cứng để ngăn cách với con vật. Họ đẩy cá mập qua thanh vịn trên thuyền để nó trượt xuống nước. Cá mập mako thoát khỏi thuyền thành công và bơi đi xa.
Cá mập mako lao vọt lên khỏi mặt nước và rơi trúng boong thuyền.
Thiệt hại gây ra bởi hành vi này ở cá mập phụ thuộc vào kích thước của chúng, độ cao của cú nhảy, trọng lượng và khu vực va chạm, theo Marc Aquino Baleytó, nhà hải dương học ở Trung tâm Khoa học Hải dương Liên ngành tại La Paz, Mexico. "Cá mập mako là loài vật rất khỏe. Cách duy nhất khiến chúng bị thương nặng là một cú đập mạnh vào đầu. Trên thực tế, đây là cách ngư dân thường xoa dịu chúng để tránh tai nạn khi đụng độ", Baleytó nói.
Có hai loại cá mập mako là cá mập mako vây ngắn và vây dài. Cả hai loài đều sống ở vùng biển ôn đới trên khắp thế giới. Chúng có thể dài tới 4 m và thuộc danh mục nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Loài cá mập này thường nhảy cao trên mặt nước khi mắc câu để chạy trốn. Cá mập mako tìm cách làm đứt dây thông qua lực căng, ví dụ cắn hoặc bơi ra tới vùng nước sâu và tới gần cần câu và nhảy lên đột ngột.
Dù hiếm gặp, một trường hợp cá mập mako nhảy lên boong tàu được ghi nhận tháng trước ở bang Maine, Mỹ.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Cá sói - "Quái vật biển sâu" thân thiện với con người
Cá sói (wolffish) sở hữu vẻ ngoài và khuôn mặt như những loài vật bước ra từ các bộ phim kinh dị, tuy nhiên điều mà ít ai ngờ tới lại là chúng vô cùng thân thiện với con người.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển
"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.
