Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu

Các ngư dân ở Albania bắt được một con cá mập xanh với đoạn mỏ cá kiếm dài 18 cm trong hộp sọ, đánh dấu trường hợp đầu tiên cá mập sống sót sau vết thương như vậy.

Con cá mập xanh bị cá kiếm đâm xuyên qua hộp sọ, nhưng vẫn sống sót sau tai nạn. Khi bị bắt bởi một nhóm ngư dân ở Vlorë, miền nam Albania, nó không có vết thương lộ thịt do bị đâm thủng và có mồi câu trong dạ dày, chứng tỏ nó kiếm ăn bình thường. Kết quả khám nghiệm sau đó hé lộ đoạn mỏ cá kiếm dài 18,6 cm mắc kẹt trong hộp sọ của nó, New Scientist hôm 1/10 đưa tin.

Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu
Cá kiếm sở hữu chiếc mỏ cực dài và nhọn. (Ảnh: BGR).

"Khi tôi nhận ra có mỏ cá kiếm trong đầu cá mập, tôi rất kinh ngạc", Andrej Gajić, chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Sharklab ADRIA tại Vlorë, cho biết. Gajić đã tiến hành hàng chục nghìn ca khám nghiệm cá mập nhưng chưa bao giờ bắt gặp bất cứ trường hợp nào như vậy trước đây và cũng chưa từng thấy trong nghiên cứu khác. Nhóm nghiên cứu của ông chuyên tìm cách hồi sinh và thả cá mập bị bắt nhầm, nhưng con cá mập này đã chết trước khi tới cảng.

Có 8 trường hợp cá mập xanh (Prionace glauca) bị đâm bởi cá kiếm (Xiphias gladius) với mỏ của kẻ tấn công nằm bên trong hoặc gần đầu cá mập. Một con cá mập đuôi mắt đập mắt to (Alopias superciliosus) và cá mập mako vây ngắm (Isurus oxyrinchus) cũng được phát hiện bị cá mỏ dài đâm, trong đó có cá kiếm.

Đây là trường hợp đầu tiên giới nghiên được cứu xác nhận về cá mập sống sót sau tai nạn như vậy. Khi đâm kẻ thù, con cá kiếm ít tuổi có thể phản ứng theo bản năng bằng cách nâng đầu, làm gãy mỏ mà không gây tổn thương bất kỳ cấu trúc quan trọng nào của cá mập.

Con cá mập trưởng thành dài 275cm và nặng 44kg. Cá kiếm có thể dài tới 455cm và nặng tới 650kg. Có một số báo cáo về cá mập xanh ăn thịt cá kiếm. Cả hai loài sử dụng chiến thuật săn mồi dữ dằn để ăn những đàn cá hoặc mực đông đảo. Hành động đâm như vậy có thể xảy ra khi cá kiếm cố gắng tự vệ trước đòn tấn công của cá mập xanh, hoặc tai nạn tình cờ khi hai loài động vật ăn thịt cùng săn một con mồi. Theo Gajić, các nhà nghiên cứu cần quan sát nhiều hơn để xác định nguyên nhân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Siphonophore là động vật khác thường bao gồm nhiều tổ chức đơn lẻ gọi là zooid, mỗi zooid có một chức năng riêng biệt dù giống hệt nhau về mặt di truyền.

Đăng ngày: 01/10/2024
Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Các nhà khoa học ghi hình cá voi sát thủ tấn công cá heo nhỏ hơn, hạ gục con mồi và cùng chia sẻ bữa ăn với đồng loại.

Đăng ngày: 30/09/2024
Bạch tuộc hợp tác với cá để săn mồi

Bạch tuộc hợp tác với cá để săn mồi

Bạch tuộc vốn sống đơn độc được các nhà nghiên cứu phát hiện có hành vi hợp tác săn mồi phức tạp với cá, thể hiện khả năng lãnh đạo và hoạt động tập thể.

Đăng ngày: 27/09/2024
Hải quỳ tóm gọn bọ biển trong chớp mắt

Hải quỳ tóm gọn bọ biển trong chớp mắt

Ở độ sâu gần 700m dưới biển, phương tiện vận hành từ xa ghi hình cảnh tượng hải quỳ săn mồi nhanh như chớp nhờ các xúc tu.

Đăng ngày: 27/09/2024
Cảnh báo

Cảnh báo "thủy triều ác tính" đe dọa hàng triệu người

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra " thủy triều ác tính" đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Đăng ngày: 27/09/2024
Phát hiện một loài

Phát hiện một loài "cá mập ma" ẩn náu dưới đáy biển

Môi trường sống của loài cá mập ma nằm ở sâu dưới đáy biển, khiến việc nghiên cứu và theo dõi chúng trở nên khó khăn.

Đăng ngày: 26/09/2024
Cá voi sát thủ hất tung chim biển khỏi mặt nước

Cá voi sát thủ hất tung chim biển khỏi mặt nước

Trong lúc dạy con non cách săn mồi, cá voi sát thủ Bigg hất tung những con chim murre đang đậu trên mặt nước.

Đăng ngày: 24/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News