Cá nhà táng dạy nhau cách tấn công tàu săn bắt

Các nhà nghiên cứu phát hiện cá nhà táng dạy nhau tấn công tàu săn bắt bằng cách đâm thẳng vào tàu trong thế kỷ 19.

Cá nhà táng dạy nhau cách tấn công tàu săn bắt
Cá nhà táng có phần đầu khổng lồ. (Ảnh: ABC)

Hal Whitehead, giáo sư khoa Sinh vật học ở Đại học Dalhousie và cộng sự rút ra kết luận khi nghiên cứu sổ ghi chép của tàu săn cá voi vào đầu thế kỷ 19. Săn bắt cá voi là ngành công nghiệp phát triển ở Mỹ trong thế kỷ này. Tàu ra khơi từ các cảng ở New England và di chuyển khắp thế giới, bắt và giết cá voi để sản xuất dầu.

Tuy nhiên, một nhóm tàu săn cá voi ở Bắc Thái Bình Dương vào những năm 1820 gặp rắc rối với cá nhà táng bởi súng phóng lao của họ không hạ gục triệt để con vật. Ghi chép trên tàu mô tả cách cá voi lẩn tránh súng phóng lao trong vòng vài năm thủy thủ lưu lại vùng biển đó. Theo Whitehead, đây là bằng chứng cho thấy cá voi thay đổi hành vi rất nhanh chỉ trong 2-3 năm tiếp xúc với tàu săn bắt.

Để tự vệ trước động vật săn mồi như cá voi sát thủ, cá nhà táng thường tập trung thành nhóm lớn, hình thành vòng tròn phòng thủ chắc chắn. Nhưng cách này không hiệu quả với con người, vì vậy chúng thay đổi chiến thuật. Sau khi bị thủy thủ tấn công, cá nhà táng bắt đầu bơi nhanh theo chiều gió và lặn sâu để vượt khỏi phạm vi tiếp cận của tàu biển. Whitehead phát hiện chúng tấn công trực tiếp tàu săn bắt bằng cách dùng đầu đâm thẳng vào tàu. Cách giải thích duy nhất cho hành vi trên là cá nhà táng giao tiếp và học hỏi từ nhau.

"Khi cá nhà táng lặn sâu và ngoi lên, chúng có thể trốn thoát tàu săn bắt. Các thủy thủ phải đợi con vật xuất hiện trở lại nhưng nó ngoi lên ở khoảng cách hàng kilomet. Cá nhà táng cũng có bộ hàm lớn nên chúng có thể đâm thẳng vào tàu săn bắt", Whitehead giải thích.

Cá nhà táng giao tiếp với nhau thông qua âm thanh giống tiếng gõ. Đó là âm thanh lớn nhất do động vật tạo ra. Cá nhà táng có thể nghe âm thanh và nhận dạng lẫn nhau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá voi lưng gù bơi 6.000km để tìm bạn tình

Cá voi lưng gù bơi 6.000km để tìm bạn tình

Một nhóm nghiên cứu phát hiện cá voi lưng gù đực có thể bơi hàng nghìn kilomet giữa Mexico và Hawaii để tranh thủ cơ hội giao phối với cá voi cái.

Đăng ngày: 21/02/2022
Những phát hiện kỳ lạ nhất dưới đáy đại dương

Những phát hiện kỳ lạ nhất dưới đáy đại dương

Với không ít điều kỳ lạ được tìm thấy dưới đáy đại dương, bạn sẽ thấy như mình được đang được đưa đến một thế giới khác.

Đăng ngày: 19/02/2022

"Khoai tây lạ" trên biển bỗng dưng động đậy, ai cũng thất kinh

Một số lượng lớn thứ giống khoai tây bỗng xuất hiện ở bờ biển ở Anh, nhưng điều khiến ai nấy thất kinh chính là chúng biết động đậy.

Đăng ngày: 18/02/2022
Phát hiện cá mập ma đáng sợ ngoài khơi bờ biển New Zealand

Phát hiện cá mập ma đáng sợ ngoài khơi bờ biển New Zealand

Một con 'cá mập ma' con có vẻ ngoài ma quái, cực kỳ hiếm đã xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển phía đông của New Zealand.

Đăng ngày: 18/02/2022
Cảnh quay hiếm về khoảnh khắc cá mập hổ cát ghép đôi

Cảnh quay hiếm về khoảnh khắc cá mập hổ cát ghép đôi

Camera của thủy cung ghi lại khoảnh khắc cá mập hổ cát đực ngoạm vào thân con cái, hành vi thường thấy trong quá trình giao phối.

Đăng ngày: 18/02/2022
Bất ngờ chạm trán cá voi xám 45 tấn ở cự li cực gần

Bất ngờ chạm trán cá voi xám 45 tấn ở cự li cực gần

Những người tham gia chuyến du ngoạn trên thuyền đến Vịnh Magdalena ở Mexico chứng kiến sự việc hi hữu khi tiếp xúc với cá voi xám ở cự li rất gần.

Đăng ngày: 17/02/2022
Sóng độc bất thường - Sát thủ không ai muốn gặp trên biển

Sóng độc bất thường - Sát thủ không ai muốn gặp trên biển

Các nhà nghiên cứu ghi nhận một cơn sóng độc hay còn gọi là sóng sát thủ cao 17,6 m ở ngoài khơi đảo Vancouver, gấp 3 lần những cơn sóng ở xung quanh.

Đăng ngày: 14/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News