Cá nhám phơi nắng biến mất 3 năm rồi xuất hiện ở đầu kia Đại Tây Dương

Con cá nhám phơi nắng, được gắn thiết bị theo dõi nhưng đã bị mất dấu, bất ngờ xuất hiện trở lại sau 3 năm.

Sự xuất hiện của con cá nhám phơi nắng cái đánh dấu lần thứ hai loài vật này bơi xuyên Đại Tây Dương, theo nghiên cứu của Đại học Queen's Belfast và Đại học Western được công bố trên chuyên san Sinh học Cá vào tháng 10.

Cá nhám phơi nắng được coi là một trong những loài cá kỳ dị nhất đại dương, có kích thước khổng lồ và vì vậy, cuộc phiêu lưu xuyên Đại Tây Dương của nó càng thu hút sự chú ý.

Nó được gắn thiết bị theo dõi vào tháng 8/2014 tại Malin Head, điểm cực bắc của Ireland và được xem là nơi tụ tập của cá nhám phơi nắng ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sau vài tháng, thiết bị đã ngừng truyền dữ liệu, theo CNN.

“Điều đó không có gì lạ”, Jonathan Houghton, một trong những nhà nghiên cứu chính của Đại học Queen's Belfast, nói. “Nếu bạn cài đặt thiết bị điện tử dưới biển, phải chấp nhận nó có thể gặp trục trặc sau một thời gian”.


Cá nhám phơi nắng đang ăn các sinh vật phù du ngoài khơi Land's End, Cornwall, Vương quốc Anh. (Ảnh: CNN).

Sau đó, con cá nhám phơi nắng được một nhiếp ảnh gia chụp dưới biển cách đó hơn 4.600km, ngoài khơi bờ biển Bắc Mỹ, vào tháng 6/2017.

Bức ảnh đã đi vòng quanh châu Âu và đến tay các nhóm nghiên cứu. Đó cũng là khi họ nhận thấy điều đáng kinh ngạc: “Đây chính là con cá mập họ gắn thiết bị 3 năm trước”.

"Cho đến thời điểm đó, chúng tôi chưa thể theo dõi chuyển động của một con cá mập trong hơn 9 tháng hay một năm. Vì vậy, một con cá nhám phơi nắng di chuyển đến tận 3 năm ở một phía khác của Đại Tây Dương đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của chúng tôi”, ông Houghton nói.

Cá nhám phơi nắng được các nhà khoa học quan tâm vì số lượng của chúng ngày một suy giảm. Đây là loài “có nguy cơ tuyệt chủng” ở Đông Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương và “dễ tổn thương” trên thế giới, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)

Với chiều dài có thể đạt tới 12m, đây là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News