Cả nước nắng đẹp dịp Tết Nguyên đán
Thời tiết cả ba miền Bắc-Trung-Nam đều thuận lợi cho các hoạt động chào đón năm mới.
Do khối không khí lạnh suy yếu, thời tiết ở các tỉnh miền Bắc trưa và chiều 13/2 (ngày 28 Tết) có nắng và nhiệt độ tăng lên 18-20 độ.
Thời tiết tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán có nắng ấm. (Ảnh: Ngọc Thành).
Thời tiết đẹp sẽ tiếp tục duy trì từ ngày mai (ngày 14/2 dương lịch, ngày 29 Tết Âm lịch) đến ngày mùng 3, 4 Tết (ngày 18/2). Trong khoảng thời gian trên, thời tiết các tỉnh Bắc Bộ sẽ có nắng về chiều. Nền nhiệt ban ngày ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ dao động trong khoảng từ 22-24 độ, các tỉnh phía Tây Bắc Bộ 24-26 độ, ở khu vực Tây Bắc còn có những điểm nhiệt độ cao 27-28 độ.
Các tỉnh miền Trung khu vực từ Thanh Hóa trở vào đến Thừa Thiên Huế, trong những ngày từ 14-17/2 (tức từ 29 tháng Chạp đến mùng 2 tháng Giêng) trời không mưa, trưa chiều có nắng, nhiệt độ xu hướng tăng dần, lên mức 23-26 độ. Trời rét nhẹ về đêm và sáng.
Các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào đến Bình Thuận trong 2 ngày 14-15/2 (tức 29 và 30 tháng Chạp) ngày trời nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao từ 26-30 độ. Chiều và tối ngày 16 đến ngày 17 (tức mùng một và mùng 2 Tết), do ảnh hưởng của nhiễu động từ biển vào nên trời nhiều mây, có mưa rào và giông nhẹ.
Một số tỉnh miền Đông Nam Bộ có thể nắng nóng cục bộ dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh minh hoạ: Quỳnh Trần).
Ở Nam Bộ và Tây Nguyên thời tiết trong những ngày Tết Nguyên đán cũng thuận lợi. Cụ thể, ngày 14-15/2 (ngày 29, 30 Tết) trời có nắng. Nhiệt độ ở Tây Nguyên từ 26-29 độ, khu vực Nam Bộ từ 30-32 độ.
Sang ngày 16/2 (mùng một Tết) ở Tây Nguyên và Nam Bộ trời nhiều mây, nắng gián đoạn, một vài nơi có mưa. Tuy nhiên hình thái thời tiết trên chỉ tồn tại một ngày. Sau ngày 16/2, Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng trở lại và nhiệt độ tăng cao. Ở Tây Nguyên từ 28-31 độ, còn ở khu vực Nam Bộ ngày 18-19/2 tức ngày mùng 3 và mùng 4 Tết có thể xuất hiện nắng nóng cục bộ ở các tỉnh miền Đông.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
