Cá phát sáng biến đổi gene rủ nhau trốn khỏi trang trại
Những con cá sọc vằn được biến đổi gene để phát sáng nhiều màu khác nhau trốn khỏi trang trại chăn nuôi, có thể gián đoạn đa dạng sinh học ở rừng Đại Tây Dương.
Cá sọc vằn biến đổi gene (Danio rerio) có thể phát quang màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây. (Ảnh: Paulo Oliveira/Minden)
Các nhà khoa học tìm thấy sự hiện diện của cá sọc vằn biến đổi gene ở đông nam Brazil và phát hiện chúng sinh sản ở vùng nước gần những trang trại nuôi cá lân cận, nghiên cứu mới công bố đầu tháng 2 trên tạp chí Neotropical Fauna and Environment. Cá sọc vằn chuyển gene được nhân giống với các gene đã qua chỉnh sửa để mang lại đặc tính khác nhau, trong trường hợp này là hiệu ứng phát sáng trong một số điều kiện ánh sáng. Động vật biến đổi gene rất phổ biến trong các thủy cung và thị trường cá thương mại. Cá sọc vằn phát sáng thậm chí còn có tên thương mại là Glofish.
Dù được nhân giống trong môi trường nuôi nhốt, một số con cá trốn thoát ra vùng đồng quê xung quanh trang trại. Chúng đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình xâm lấn và có khả năng tiếp diễn, theo nhà nghiên cứu André Magalhães ở Đại học Liên bang São João.
Magalhães và cộng sự nghiên cứu sinh học của cá sọc vằn trong những lạch nước đầu nguồn gần trung tâm nuôi trồng thủy sản ở Muriaé, phía bắc Rio. Trung tâm chăn nuôi cá và nhóm nghiên cứu nghi ngờ chúng trốn ra từ lồng nuôi thương mại. Họ báo cáo, cá sọc vằn phát sáng biến đổi gene đang phát triển mạnh trong vùng. Thức ăn của chúng bao gồm côn trùng thủy sinh.
Cá sọc vằn là động vật bản xứ ở Đông Nam Á và rất quen thuộc với các nhà di truyền học từ thập niên 1990 bởi nhiều đặc điểm, bao gồm phôi thai phát triển ở ngoài cơ thể, khiến chúng trở thành lựa chọn của những nhà khoa học nghiên cứu phân tích và biến đổi gene. Cá sọc vằn phát sáng nhiều màu sắc là một thành công thương mại trong thời gian gần đây và là lựa chọn hấp dẫn với các thủy cung. Cá sọc vằn thường được biến đổi bằng cách thêm gene từ động vật phát sáng như sứa hoặc san hô để chúng có thể phát sáng theo cách tương tự.
Sự tồn tại của loài cá ngựa vằn này ở rìa một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất của Brazil ở rừng Đại Tây Dương đang gây lo ngại bởi nếu thành công trong việc lan rộng hơn, chúng có thể làm gián đoạn những hệ sinh thái cân bằng ở gần đó.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
