Ca phẫu thuật não vẹt đầu tiên trên thế giới tại New Zealand

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ New Zealand đã áp dụng kỹ thuật giải phẫu người để phẫu thuật não cho một con vẹt kākāpō non bị dị tật xương sọ bẩm sinh.

Hiện chỉ còn 147 con vẹt kākāpō trưởng thành còn sống sót và New Zealand đang đẩy mạnh hoạt động bảo tồn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này. Đó là lý do các bác sĩ thú y phải nỗ lực hết sức để thực hiện ca phẫu thuật não đầu tiên trên thế giới cho con vẹt kākāpō non.

Con vẹt 56 ngày tuổi có tên gọi Espy-1B bị dị tật hộp sọ bẩm sinh đe dọa tính mạng. Với kỹ thuật giải phẫu dành cho người và động vật có vú, các bác sĩ từ sở thú Auckland, sở thú Wellington và Bệnh viện Động vật hoang dã Dunedin đã thành lập nhóm chuyên gia để lên kế hoạch phẫu thuật cho Espy-1B. Hãng hàng không quốc gia New Zealand cũng nhận vận chuyển miễn phí con vẹt kākāpō non này.

Giám đốc Bệnh viện Wildbase, Giáo sư Brett Gartrell, cho biết đây là ca phẫu thuật đầu tiên trên thế giới và chưa từng được thực hiện trước đây trong lĩnh vực y học dành cho các loài chim.

Ca phẫu thuật não vẹt đầu tiên trên thế giới tại New Zealand
Con vẹt kākāpō Espy-1B bị dị tật xương sọ bẩm sinh đe dọa tính mạng, với một phần não tràn ngoài hộp sọ. (Ảnh: Đại học Massey).

"Các tấm xương sọ của con vẹt không ăn khớp và thóp của nó vẫn hở", ông Gartrell nói, ám chỉ việc một phần bộ não của Espy-1B bị hở ngoài hộp sọ.

"Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của con chim thuộc loài có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy chúng tôi cần phải hành động", Giáo sư Gartrell nhấn mạnh.

"Đây là ca phẫu thuật rủi ro. Ở người, biến chứng phổ biến đối với phẫu thuật dạng này bao gồm tổn thương não vĩnh viễn, tiếp tục rò rỉ dịch não tủy và khả năng bị viêm màng não", theo ông Gatrell.

Một tuần sau, ca phẫu thuật được coi là cực kỳ thành công. Espy-1B giờ đã hoàn toàn bình phục để trở về Bệnh viện Động vật hoang dã Dunedin ở Đảo Nam của New Zealand.

Espy-1B là một trong 76 con vẹt kākāpō được ấp nở trong mùa sinh sản năm nay. Đây là số vẹt mới sinh cao kỷ lục, mang lại hy vọng bảo tồn loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn tinh tinh hợp sức đuổi báo hoa mai để chiếm xác linh dương

Đàn tinh tinh hợp sức đuổi báo hoa mai để chiếm xác linh dương

Hành vi chủ động đối đầu báo hoa mai để độc chiếm thức ăn lần đầu tiên được quan sát ở đàn tinh tinh tại Tanzania.

Đăng ngày: 11/05/2019
Loài người nợ cá Piranha khét tiếng một lời xin lỗi: Chúng đáng sợ là do con người

Loài người nợ cá Piranha khét tiếng một lời xin lỗi: Chúng đáng sợ là do con người

Cái danh "đáng sợ nhất hành tinh" thực ra cũng là vì con người mà thôi.

Đăng ngày: 10/05/2019
1 triệu loài đối mặt với tuyệt chủng trong nhiều thập kỷ

1 triệu loài đối mặt với tuyệt chủng trong nhiều thập kỷ

"Đánh giá toàn diện nhất" về sự sống trên Trái đất cho thấy hành tinh của chúng ta đang thực sự gặp khủng hoảng.

Đăng ngày: 10/05/2019
Ghê rợn sự thật phía sau những con ếch thủy tinh đột biến

Ghê rợn sự thật phía sau những con ếch thủy tinh đột biến

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những con ếch thủy tinh đột biến ở Nga và khám phá ra sự thật đáng sợ đằng sau màn đột biến này.

Đăng ngày: 10/05/2019
Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần

Để sống sót trong môi trường ngày càng ô nhiễm, một loài cá sống ở kênh Houston Ship, Mỹ đã tiến hóa và thích nghi hoàn hảo trong nguồn nước cực kỳ độc hại.

Đăng ngày: 09/05/2019
Phát hiện gây sốc: 94% cá thể hươu cao cổ được nghiên cứu chuộng quan hệ đồng giới

Phát hiện gây sốc: 94% cá thể hươu cao cổ được nghiên cứu chuộng quan hệ đồng giới

Quan hệ đồng tính trong thế giới động vật không hẳn là một điều quá mới mẻ. Thế nhưng, đối với loài hươu cao cổ, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được 94% hành vi quan hệ của hươu cao cổ đực là quan hệ đồng giới.

Đăng ngày: 07/05/2019
Loài tôm lạ sống trong sa mạc: Cổ nhất hành tinh, 50 năm không có nước mà trứng vẫn nở tốt

Loài tôm lạ sống trong sa mạc: Cổ nhất hành tinh, 50 năm không có nước mà trứng vẫn nở tốt

Chỉ cần vừa xuất hiện một vũng nước giữa cái nắng nóng kinh hồn ở sa mạc là liền thấy có tôm nòng nọc. Chúng phát triển siêu nhanh, mới 2-3 tuần đã trưởng thành.

Đăng ngày: 06/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News