Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long

Trong ấn tượng của chúng ta qua những bộ phim tài liệu về thiên nhiên hoang dã hay những bộ phim kinh dị, cá sấu luôn là một loài động vật máu lạnh vô cùng hung ác, chúng sẵn sàng hạ sát bất cứ sinh vật nào chỉ để thỏa mãn cơn đói hay thú vui khát máu của mình.

Nhưng so với tổ tiên của chúng, nhưng con cá sấu từng sinh sống trên Trái Đất thời tiền sử thì chúng chỉ được xếp vào hàng "con cháu chíp hôi".

Và loài cá sấu trên cạn thống trị Madagascar trong thời kỳ khủng long thực sự có thể coi là một cỗ máy hủy diệt với thân hình khổng lồ và những đôi chân dài giúp cho chúng có thể chạy săn đuổi con mồi với tốc độ rất cao.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Xương hàm lớn và sâu đi kèm những chiếc răng cưa lớn tương tự răng khủng long bạo chúa về hình dáng và kích thước cho thấy loài vật ăn cả mô cứng như xương và gân. Tên đầy đủ của loài cá sấu chuyên săn khủng long dài 7m này là Razanandrongobe sakalavae (Razana), có nghĩa “tổ tiên bò sát khổng lồ đến từ vùng Sakalava”.

Vào ngày 4/7/2017, các nhà cổ sinh vật học từ Ý và Pháp đã cùng nhau công bố một nghiên cứu mới về cổ sinh vật học, giới thiệu một con cá sấu trên cạn khổng lồ sống trong thời kỳ kỷ Jura. Răng của chúng có kích cỡ tương tự với kích cỡ răng của những con Tyrannosaurus Rex, điều đó cũng khiến cho loài cá sấu này trở thành một trong những "kẻ giết khủng long" khét tiếng trong thời kỳ kỷ Jura!

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Vị trí của hóa thạch được tìm thấy.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Hóa thạch được tìm thấy sớm nhất cho thấy kích thước của những chiếc răng của chúng tương đồng với loài Tyrannosaurus Rex.

Vào năm 2001 và 2003, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một số mảnh xương hàm của loài cá sấu này cũng như những hóa thạch răng nguyên vẹn của chúng ở lưu vực Mahajanga - khu vực thuộc bờ biển phía tây bắc của Madagascar.

Năm 2006, các nhà cổ sinh vật học từ Ý và Pháp đã đặt tên cho loài cá sấu khổng lồ này là Razanandrongobe, hay còn gọi là Razana dựa trên các mẫu hóa thạch đã thu thập được trước đó, đây cũng là một chi động vật bò sát archosauria ăn thịt sống vào thời kỳ Jura giữa tại Madagascar.

Do các hóa thạch được tìm thấy rất hạn chế, nên các nhà cổ sinh vật học tin rằng chúng thể hiện các đặc điểm tương tự như những loài khủng long ăn thịt thời bấy giờ thông qua những chiếc răng to và sắc nhọn - điều này chứng minh chúng là một loài động vật ăn thịt vô cùng hung dữ và cũng chẳng hề kém cạnh khủng long bạo chúa T-Rex.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
“Giống như cá sấu khổng lồ khác thuộc kỷ Phấn trắng, Razana có thể đánh bại cả khủng long chân thú, đứng đầu chuỗi mắt xích thức ăn”, Cristiano Dal Sasso, nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Milan, cho biết.

Vào đầu mùa hè năm 2012, cũng tại lưu vực Mahajanga, nhiều vật liệu hóa thạch thuộc về loài cá sấu tiền sử khổng lồ này cũng đã được tìm thấy. các mẫu hóa thạch bao gồm gần như toàn bộ phần xương hàm trước bên phải, một phần răng nanh phía bên trái. Ngoài các hóa thạch khai quật được một cách nguyên vẹn, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều mảnh vụn xương hóa thạch từ các bộ phận khác của loài này.

Sau khi nghiên cứu, các nhà cổ sinh vật học ở Ý và Pháp đã xuất bản một bài báo có tựa đề "Cá sấu Razanandrongobe sakalavae, sống ở Trung Kỷ Jura tại Madagascar" - Đây được xem là loài cá sấu lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá sấu phương Nam.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Sơ đồ phân loại các loài cá sấu tiền sử.

Dựa trên các hóa thạch đã được phát hiện, người ta ước tính rằng chiều dài cơ thể của những con Razanandrongobe sakalavae là từ 7 đến 10 mét, và trọng lượng của nó vượt quá 1 tấn, điều đó khiến cho chúng trở thành đại diện có niên đại cao nhất và kích thước lớn nhất trong nhóm Notosuchia.

Sự kết hợp các đặc điểm giải phẫu giúp nhóm nghiên cứu xác định hóa thạch thuộc nhóm cá sấu đã tuyệt chủng sống ở kỷ Jura nhóm Notosuchia, có họ hàng gần với loài baurusuchid và sebecid ở Nam Mỹ.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Chúng là động vật chuyên ăn thịt quen sống trên mặt đất, sở hữu hộp sọ sâu và các chi khỏe khoắn có thể đứng thẳng, khác với cá sấu ngày nay.

So với cá sấu ngày nay, loài cá sấu tiền sử này sở hữu một cái đầu to, cao với lỗ mũi hướng về phía trước chứ không phải hướng lên đỉnh như cá sấu hiện đại. Chúng sở hữu cái miệng lớn với răng dài tới 15cm đồng thời trên viên răng cũng sở hữu cấu trúc răng cưa lởm chởm.

Và hình dáng cũng như cấu trúc răng như vậy hoàn toàn tương đồng với cấu trúc răng của loài Tyrannosaurus Rex, vì vậy các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng chúng có lực cắn mạnh, có thể cắn xuyên qua thịt và xương, khiến cho mỗi vết cắn của loài này đều có thể trở thành vết cắn chí mạng.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Loài cá sấu cổ đại này còn sở hữu một thân hình to lớn tương đương như những chiếc xe tải.

Cá sấu cổ đại: Cỗ máy hủy diệt còn đáng sợ hơn cả khủng long
Razanandrongobe sakalavae sở hữu những chi dài và vuông góc với mặt đất.

Ngoài ra loài cá sấu cổ đại này còn sở hữu một thân hình to lớn tương đương như những chiếc xe tải ngày nay, đi theo đó là một cái đuôi mảnh nhưng rất khỏe và cả cơ thể được bao phủ bởi một lớp "áo giáp" rất cứng chắc. Razanandrongobe sakalavae sở hữu những chi dài và vuông góc với mặt đất thay vì tạo thành hình chữ L ở hai bên như những loài cá sấu ngày nay, điều đó cho thấy chúng có khả năng chạy rất nhanh ở cự ly gần.

Những con cá sấu Razanandrongobe sakalavae sống ở Madagascar từ thời kỳ kỷ Jura giữa, từ 167 đến 164 triệu năm trước. Những động vật sống cùng chúng bao gồm các loài khủng long như Lapparentosaurus và Archaeodontosaurus. Từ những hóa thạch được tìm thấy cho đến nay, cá sấu Razanandrongobe sakalavae vẫn luôn được cho là loài ăn thịt lớn nhất và hung dữ nhất trong họ cá sấu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
83 mộ cổ Ai Cập trong quan tài đất sét hiếm gặp

83 mộ cổ Ai Cập trong quan tài đất sét hiếm gặp

Các nhà khảo cổ tìm thấy hàng chục ngôi mộ chứa hài cốt hơn 5.000 năm tuổi ở vùng Dakahlia, cách không xa biển Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 24/02/2020
Bí ẩn mộ cổ hoa 70.000 năm chôn cất một loài người khác

Bí ẩn mộ cổ hoa 70.000 năm chôn cất một loài người khác

Không chỉ người tinh khôn mà một loài người tuyệt chủng, từng được coi là man rợ, đã có phong tục tang ma hết sức huyền bí với những ngôi mộ cổ đầy hoa.

Đăng ngày: 24/02/2020
Phát hiện hổ phách loài ong nguyên thủy lâu đời nhất với phấn hoa

Phát hiện hổ phách loài ong nguyên thủy lâu đời nhất với phấn hoa

Hàng triệu năm trước, những con ong tiến hóa từ ong bắp cày, nhưng ít ai biết được sự chuyển đổi của chúng từ côn trùng ăn thịt sang ăn phấn hoa.

Đăng ngày: 23/02/2020
Phát hiện bức tường xương người 500 năm tuổi

Phát hiện bức tường xương người 500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ tìm thấy một loạt bức tường được làm từ xương người bên trong nhà thờ cổ Saint-Bavaria ở thành phố Ghent.

Đăng ngày: 22/02/2020
Phát hiện hóa thạch kỳ giông 167 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch kỳ giông 167 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch kỳ giông cổ xưa nhất thế giới trong một mỏ đá ở Siberia.

Đăng ngày: 21/02/2020
Xây nhà, đào được…

Xây nhà, đào được… "hoàng tử ma" 2.700 tuổi trên xe ngựa đầy châu báu

Công trình xây dựng khu liên hợp thể thao ở Ý đã phải tạm ngừng vì mộ của một hoàng tử thời tiền La Mã với giáp sắt, xe ngựa và cả một kho tàng bất ngờ lộ diện.

Đăng ngày: 21/02/2020
Phát hiện thức ăn hóa than 65.000 năm tuổi

Phát hiện thức ăn hóa than 65.000 năm tuổi

Các nhà khoa học tìm thấy thức ăn từ thực vật giữa tàn tích của những lò nấu ăn cổ xưa tại khu khảo cổ Madjedbebe, Arnhem Land.

Đăng ngày: 21/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News