Cá sấu cổ đại là động vật ăn chay

Các nhà cổ sinh vật học đã xác định rằng một số nhóm cá sấu không phải loài ăn thịt như hậu duệ của mình. Sau một phân tích chi tiết về răng cá sấu cổ đại, các nhà khoa học kết luận thói quen ăn chay đã tiến hóa ở ba sinh vật họ hàng xa của cá sấu hiện đại vào ít nhất ba thời điểm khác nhau.

Keegan Melstrom, một nghiên cứu sinh tại Đại học Utah, cho biết: “Điều thú vị nhất chúng tôi phát hiện được là các loài cá sấu tuyệt chủng có vẻ ăn thực vật rất thường xuyên. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những chiếc răng có hình dạng phức tạp, mà chúng tôi suy đoán ám chỉ động vật ăn cỏ, xuất hiện ở những họ hàng đã tuyệt chủng của cá sấu ít nhất ba lần và có lẽ có tới sáu loài”.

Cá sấu hiện đại có chung hình dáng cơ thể và những chiếc răng hình nón đơn giản, sinh lý học cần thiết đối với cuộc sống như một loài ăn thịt toàn diện vừa sống dưới nước vừa sống trên bờ. Nhưng khi các nhà cổ sinh vật học bắt đầu nghiên cứu răng của những loài tuyệt chủng, họ hàng xa của cá sấu ngày nay, họ đã phát hiện ra sự đa dạng về hình dáng của răng cá sấu.

Cá sấu cổ đại là động vật ăn chay
Một số loài cá sấu cổ đại ăn thực vật - (Ảnh: JORGE GONZALEZ).

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về những chiếc răng có hình dạng khác hình nón cùng các phần hàm khác nhau trong số cá sấu cổ đại.

Melstrom cho biết: “Động vật ăn thịt sở hữu bộ răng đơn giản trong khi răng của động vật ăn cỏ phức tạp hơn. Động vật ăn tạp, các sinh vật ăn cả thực vật và động vật, thì thuộc loại ở giữa, răng chúng vừa đơn giản vừa phức tạp”.

Melstrom cho hay: “Một phần nghiên cứu trước của tôi chỉ ra rằng đặc trưng này thuộc về những loài bò sát còn sống có răng, như cá sấu và thằn lằn. Nên những kết quả này cho thấy đặc trưng cơ bản giữa chế độ ăn và răng có ở cả động vật có vú và động vật bò sát, dù hình dạng răng của chúng rất khác nhau và có thể áp dụng với cả những loài bò sát tuyệt chủng”.

Để xây dựng lại chế độ ăn của cá sấu cổ đại, các nhà khoa học đã sử dụng một phương pháp phân tích được thiết kế để dự đoán thói quen ăn uống của động vật có vú hiện đại dựa trên hình thái răng của chúng. Các nhà nghiên cứu đã đo đạc và phân tích 146 chiếc răng của 16 loài cá sấu tuyệt chủng.

Phân tích so sánh cho thấy cá sấu ăn cỏ xuất hiện sớm trong quá trình tiến hóa của động vật bò sát và có mặt trong nhóm cá sấu từ cuối Kỷ Tam Điệp cho đến cuối Kỷ Phấn Trắng. Trong thời kì này, cá sấu đã tiếp nhận thói quen ăn chay vào ít nhất ba thời điểm khác nhau, và có thể lên tới sáu lần.

Theo Melstrom: “Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng những loài cá sấu tuyệt chủng có chế độ ăn cực kỳ đa dạng. Một số tương tự như cá sấu hiện đại và chủ yếu là ăn thịt, những loài khác là động vật ăn tạp và vẫn có những loài chuyên ăn thực vật. Động vật ăn cỏ sống ở các lục địa khác nhau vào những thời điểm khác nhau, một số loài sống cùng động vật có vú và họ hàng của động vật có vú trong khi những loài khác thì không. Điều này cho thấy cá sấu ăn cỏ phát triển mạnh trong rất nhiều môi trường”.

Tuy nhiên, cá sấu ăn cỏ đã biến mất khỏi hành tinh sau vụ đại tuyệt chủng giết chết khủng long. Melstrom hi vọng những nghiên cứu sau sẽ giúp lí giải tại sao chế độ ăn của cá sấu lại đa dạng đến vậy sau sự kiện đại tuyệt chủng cuối Kỷ Tam Điệp mà không phải sau vụ đại tuyệt chủng cuối Kỷ Phấn Trắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại

Một khách sạn tại Thổ Nhĩ Kỳ phải mất 10 năm để xây xong bởi hàng loạt di tích thuộc về 13 nền văn minh khác nhau lần lượt lộ ra khiến họ phải đảo lộn thiết kế để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/06/2019
Bí ẩn nơi chôn cất “huyền bí” 4.000 năm tuổi ở Anh

Bí ẩn nơi chôn cất “huyền bí” 4.000 năm tuổi ở Anh

Các nhà khảo cổ đang khai quật một số ngôi mộ cổ có niên đại 4.000 năm tuổi trên một hòn đảo của Anh được cho có liên quan đến nhiều yếu tố thần thoại với trật tự bí ẩn của các thầy tu được gọi là Druids.

Đăng ngày: 29/06/2019
Loài chim thời tiền sử nặng nửa tấn và cao 3,5m

Loài chim thời tiền sử nặng nửa tấn và cao 3,5m

Các chuyên gia phát hiện loài chim khổng lồ chạy rất nhanh, sống cách đây 1,5-2 triệu năm, có thể từng là mục tiêu của thợ săn thời tiền sử.

Đăng ngày: 28/06/2019
Cyprus lần đầu tiên tìm thấy một xác tàu đắm thời La Mã

Cyprus lần đầu tiên tìm thấy một xác tàu đắm thời La Mã

Bộ Cổ vật Cyprus ngày 27/6 cho biết địa điểm phát hiện xác tàu đắm nằm ở vùng biển phía Đông Nam đảo Cyprus, gần khu nghỉ dưỡng được nhiều người biết đến Protaras.

Đăng ngày: 28/06/2019
Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới từng sống ở sa mạc

Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới từng sống ở sa mạc

Hóa thạch ở miền nam Brazil hé lộ loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ mới thích nghi tốt với môi trường sa mạc.

Đăng ngày: 27/06/2019
Sững sờ trước

Sững sờ trước "Atlantis Nga" chìm sâu dưới hồ nước

Một thành phố chìm "Atlantis Nga" đã được các nhà khảo cổ nước này tìm thấy mới đây

Đăng ngày: 27/06/2019
Khẳng định giá trị khảo cổ

Khẳng định giá trị khảo cổ "nơi phát phúc" của hoàng tộc triều Nguyễn

Tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, Viện Khảo cổ học phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường.

Đăng ngày: 26/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News