Cá thu đao là cá gì?
Cá thu đao là loài cá sinh sống phổ biến ở các vùng ôn đới và cận Bắc Cực của Thái Bình Dương.
Cá thu đao có tên khoa học là Cololabis saira là một loài cá có miệng nhỏ, cơ thể thuôn dài, có nhiều vây nhỏ, đuôi nhỏ chẻ đôi. Màu sắc của cá từ xanh đậm đến xanh lam ở mặt lưng, màu bạc bên dưới, và có những đốm nhỏ màu xanh sáng phân bố ngẫu nhiên ở hai bên.
Cận cảnh loài cá thu đao Thái Bình Dương. (Ảnh: NP)
Cá thu đao trưởng thành trung bình dài khoảng 25-30 cm, nhưng nó có thể dài tới 40 cm và nặng khoảng 180 gram vào mùa thu. Tuổi đời cao nhất của cá thu đao là bốn năm. Cá thu đao là loài cá sống trên bề mặt nhưng khi bị đánh bắt nó có thể lặn sâu xuống tới 230 m.
Nhiệt độ ưa thích của quần thể cá thu đao Thái Bình Dương là khoảng 15-18°C, đồng thời nó cũng là loài di cư cao. Những con trưởng thành thường được tìm thấy ở ngoài khơi hoặc gần bề mặt đại dương. Cá con và trứng cá thu đao thường lẫn với rong biển trôi dạt.
Thức ăn của cá thu đao thường là động thực vật phù du như nhuyễn thể, giáp xác nhỏ chân kiếm, và những quả trứng hoặc ấu trùng của các loài cá khác. Cá thu đao là loài tiêu hóa thức ăn nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết các loài cá khác do hệ tiêu hóa ngắn và thẳng.
Cá thu đao nổi tiếng ngon và giá cả vừa phải đang dần trở nên xa tầm tay của người dân. (Ảnh: NHK)
Dầu cá thu đao chứa hàm lượng đáng kể axit béo không bão hòa n-3 (PUFA) và axit béo không bão hòa đơn chuỗi dài (LCMUFA).
Cá thu đao cũng có ở nhiều vùng biển của Việt Nam và thường được đánh bắt chủ yếu vào tháng 9-10. Loại cá này rất dễ chế biến nhưng cách chế biến phổ biến nhất là nướng nguyên con hoặc có thể dùng làm sashimi, chiên xù, áp chảo hoặc đóng hộp...
Theo các nhà khoa học, một trong số những yếu tố chính gây ra sự sụt giảm sản lượng đánh bắt cá thu đao bao gồm tác động của: nhiệt độ nước biển tăng do Trái đất nóng lên cũng như hoạt động của các tàu đánh cá lớn từ Trung Quốc và Đài Loan.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Tìm hiểu hiện tượng "giả chết" trong thế giới động vật
Từ vượn cáo, thạch sùng, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập,... hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng
Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.
