Cả trăm con voi chết khô do hạn hán nghiêm trọng tại Zimbabwe
Mưa về muộn tới 6 tuần và nhiệt độ liên tục ở mức 40 độ C đã khiến cả trăm con voi chết khô tại khu bảo tồn động vật lớn nhất Zimbabwe.
Các đám mây bão cuối cùng cũng hình thành trên Vườn Quốc gia Hwange, nhưng đã quá muộn khi hơn 110 con voi chết trong đợt hạn hán kéo dài.
Một xác voi đang phân hủy tại Vườn Quốc gia Hwange ở phía Bắc Zimbabwe hôm 16/12. (Ảnh: AFP)
Simba Marozva và các kiểm lâm viên khác ở Vườn Quốc gia Hwange đang tập trung cắt ngà từ xác chết đang thối rữa của các con voi, trước khi những kẻ săn trộm tìm thấy.
Vườn quốc gia rộng 14.600km2 này là nơi sinh sống của hơn 45.000 con voi. Tuy số lượng voi chết không nhiều, nhưng cảnh tượng vẫn khiến người chứng kiến đau lòng.
Theo người phát ngôn của Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Zimbabwe – ông Tinashe Farawo, những con voi già, voi con và voi bị bệnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt hạn hán vừa qua. Một số đã trải qua những giờ phút cuối cùng trong bóng cây.
Chiếc ngà còn nguyên vẹn là dấu hiệu cho thấy những con voi đã chết tự nhiên.
Hơn 200 con voi đã chết trong trận hạn hán năm 2019, nhưng kiểm lâm địa phương cho biết tình trạng năm nay có thể tồi tệ hơn. (Ảnh: AFP)
Ông Tinashe Farawo chia sẻ rằng biến đổi khí hậu đã làm gia tăng số đợt hạn hán. Theo ông, không chỉ loài voi mà còn nhiều động vật khác cũng chịu tác động vì tình trạng khắc nghiệt này. (Ảnh: AFP)
Hạn hán đã ảnh hưởng đến một số quốc gia ở Nam châu Phi và năm nay tình trạng còn nghiêm trọng hơn bởi hiện tượng El Nino. (Ảnh: AFP)
Hành trình tìm nước đã khiến loài voi đến những khu vực nguy hiểm gần với nơi sinh sống của con người ở gần Hwange. (Ảnh: AFP).
Những vũng nước cạn khô buộc voi và nhiều động vật khác phải di chuyển xa hơn để tìm thực phẩm và nước uống. Một số đã vượt biên giới sang Botswana và các quốc gia láng giềng. (Ảnh: AFP)
Trung bình mỗi con voi uống khoảng 200 lít nước và tiêu thụ 140kg thực phẩm/ngày. (Ảnh: AFP).

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.
